Vì sao người cao tuổi thường hay bị mất trí nhớ?

Mất trí nhớ ở người cao tuổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong thứ 4 trên thế giới, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh mà còn gây lo lắng cho người thân.

Ngày 20/09/2017, 07:56:41   Tác giả :     Lượt xem: 2391

Người cao tuổi là đối tượng phổ biến nhất của bệnh mất trí nhớ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn là nỗi lo lắng sự mệt mỏi với cả những người xung quanh.

Bệnh mất trí nhớ có thể gây nên tử vong ở người già

Bệnh mất trí nhớ có thể gây nên tử vong ở người già

Bệnh mất trí nhở ở người già là bệnh gì?

Theo như thống kê mới nhất của bên tin tức y tế cho biết, hàng năm trên thế giới có khoảng 8- 9 triệu người mắc bệnh mất trí nhớ, đối tượng thường là người già có độ tuổi từ 65 tuổi trở nên. Bệnh mất trí nhớ ở người già gây nên khả năng nhầm lẫn không nhớ được những gì trước đó, kéo theo bệnh, người bệnh thường mất khả năng tự chăm sóc bản thân cũng như không có khả năng kiểm soát ý thức, hành động của mình. Thông thường từ khi bị bệnh chỉ sau 8- 10 năm người bệnh sẽ tử vong.

Nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ người già

Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, có thể là do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, căng thẳng, stress, mất ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe giới tính người bệnh… Nhưng mất trí nhớ do tuổi và bệnh tật chính là 2 nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ở người già hiện nay.

Mất trí nhớ do tuổi

Tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh suy giảm trí nhớ, vì khi con người già đi các tế bào thần kinh cũng có xu hướng bị chết, trong khi có rất ít các tế bào mới được sinh ra do tác động của tiến trình lão hóa. Với tuổi đời chồng chất cùng sự suy giảm của các cơ quan chức năng sẽ thúc đẩy việc lão hóa của các tế bào thần kinh diễn ra nhanh hơn dẫn tới rối loạn các phản xạ, nhất là các phản xạ có điều kiện qua các hoạt động tâm lý như trí nhớ suy giảm, giảm khả năng tập trung, tư duy, chậm chạp, hay quên,… Do đó, bệnh mất trí nhớ ở người già một phần là do quá trình lão hóa các nơron thần kinh. Nếu như không được giám sát, khơi gợi thì mọi thứ rất dễ bị rơi vào sự lãng quên hoàn toàn, chính vì thế giới chuyên môn đã từng nhận định bệnh mất trí nhớ chính là một căn bệnh mãn tính ở cao tuổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ nhưng phần lớn là do tuổi tác

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ nhưng phần lớn là do tuổi tác

Do bệnh tật

Đa phần những người trước đây bị chấn thương sọ não, nối loạn tuần hoàn, viêm não, nghiện rượu hay sử dụng thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm, thường lúc về già có khả năng cao sẽ mắc bệnh mất trí nhớ. Thông thường những người này sẽ không bị mất trí nhớ hoàn toàn, lúc tỉnh lúc quên không được minh mẫn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ ở người già

Những người bị mất trí nhớ sẽ có một vài biểu hiện kèm theo như:

  • Hoạt động và làm mọi việc chậm hơn, trở nên lúng túng và hay quên khi định làm một việc gì đó.
  • Tâm trạng thay đổi, người bệnh thường có vẻ mặt buồn rầu chán nản, nói ít hoặc nói nhiều. Ít hoạt động hơn bình thường.
  • Đôi khi họ quên cả những thứ xung quanh như tên, tuổi, mối quan hệ, đường về nhà, tên mình.

Bệnh mất trí nhớ ở người già gần giống  những dấu hiệu của bệnh Alzheimer, nhưng mức độ và mức nguy hiểm của hai bệnh là khác nhau. Hiện nay không có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa được bệnh mất trí nhớ, mọi hình thức chỉ giúp người bệnh duy trì trí nhớ ở thời điểm hiện tại và không bị mất những thôn tin vĩnh viễn vốn sẵn có trong bộ não.

Cách tốt nhất để hạn chế những căn bệnh người già hay mắc phải cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế để tinh thần căng thẳng và cực đoan, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra khi có những dấu hiệu bất thường cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ, để qua đó có những phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp, có như thế bệnh mới không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn