Làm sao để biết mình đang bị bệnh khô mắt, nguyên nhân của bệnh là gì và điều trị bệnh như thế nào? Hẳn đang là câu hỏi của rất nhiều người. Để giải đáp thắc mắc chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về bệnh khô mắt dưới đây.
-
Hậu quả nguy hiểm của việc “Hạ Kali máu” mà chưa chắc bạn đã biết
-
5 dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em nào cũng cần lưu ý
Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu bệnh khô mắt
Dấu hiệu nhận biết của bệnh khô mắt
Hình thái phổ biến của hội chứng khô mắt là số lượng không đủ của lớp nước của phim nước mắt. Trong trường hợp này gọi là viêm giác mạc thể câm và được xếp vào hội chứng khô mắt. Những người khô mắt có thể có các triệu chứng như: cảm giác khô rát, cộm như có cát trong mắt, đỏ hoặc nóng ở mắt. Một số người lại có cảm giác chảy nước mắt và giảm thị lực. Khi khô mắt nặng lên sẽ gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và giảm thị lực.
Mục đích điều trị khô mắt là phục hồi và duy trì số lượng nước mắt bình thường trong mắt. Từ đó làm giảm các tổn thương kết mạc, giác mạc, hạn chế các cảm giác khó chịu của bệnh nhân cũng như duy trì đôi mắt khỏe mạnh.
Những nguyên nhân dẫn đến khô mắt
Giới tính: Nữ giới dễ bị khô mắt hơn do thay đổi hormon sau khi mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, và thời kỳ mãn kinh.
Tuổi: Khô mắt là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, cũng là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi , phần lớn người trên 65 tuổi sẽ có vài triệu chứng của khô mắt,
Do thuốc: Sử dụng các thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm, thuốc chống tăng huyết áp và thuốc giảm đau có thể làm giảm số lượng nước mắt tiết ra. Đặc biệt là vấn đề dùng thuốc nhỏ mắt không có chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
Điều kiện môi trường sống và lao động: Tiếp xúc với khói thuốc lá, nhiều gió hoặc thời tiết hanh khô sẽ làm bốc hơi của nước mắt nhanh. Khi làm việc với máy tính trong thời gian dài hoặc làm việc quá tập trung không chớp mắt thường xuyên được cũng góp phần gây khô mắt.
Các yếu tố thuận lợi khác: Sử dụng kính tiếp xúc kéo dài là yếu tố thuận lợi gây khô mắt. Các phẫu thuật trên bề mắt kết mạc, giác mạc như phẫu thuật Lasik, phẫu thuật phaco... có thể là nguyên nhân làm khô mắt tiến triển.
Các bệnh lý khác của cơ thể gây khô mắt: Người bị viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường và bệnh tuyến giáp có thể gây ra chứng khô mắt.
Những hậu quả để lại khi mắt khô
Khô mắt là do mất cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt bao gồm:
Chất lượng nước mắt không tốt: Màng phim nước mắt của chúng ta có 3 lớp: lớp mỡ, lớp nhầy và lớp nước. Mỗi lớp có một chức năng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Lớp mỡ giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước. Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh sẽ gây ra khô mắt.
Nước mắt tiết không đủ: Nước mắt được tiết ra từ trong mi mắt. Nước mắt tiết ra sẽ giảm theo tuổi, do khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng làm giảm số lượng nước mắt tiết ra. Khi số lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá nhanh sẽ gây ra khô mắt.
Bổ sung nước nhân tạo điều trị chứng khô mắt
Điều trị khô mắt như thế nào?
Bổ sung nước mắt nhân tạo là một giải pháp tốt để điều trị bệnh khô mắt
Khô mắt là một hội chứng mạn tính khá phổ biến hiện nay. Đã là mạn tính thì rất khó để khỏi hoàn toàn. Chúng ta chỉ có thể giữ cho đôi mắt không bị khô bằng các giải pháp tạm thời.
Các phương pháp điều trị bệnh khô mắt gồm: Duy trì nước mắt trên bề mắt nhãn cầu, bổ sung nước mắt nhân tạo, tăng tiết nước mắt, điều trị viêm của mi mắt và bề mặt nhãn cầu.
Duy trì nước mắt: Một phương pháp để điều trị bệnh khô mắt là giữ nước mắt ở lâu trong mắt. Vấn đề này có thể thực hiện bằng cách ngăn không cho nước mắt chảy bằng cách như: ngăn chặn điểm lệ bằng silicon, phẫu thuật ngăn điểm lệ vĩnh viễn.
Cung cấp nước mắt nhân tạo: Các trường hợp khô mắt nhẹ có thể điều trị bằng cách tra nước nhỏ mắt nhân tạo, có thể sử dụng thường xuyên. Tốt nhất nên sử dụng các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản tránh gây độc cho mắt.
Làm tăng tiết nước mắt: Sử dụng các thuốc tra mắt để tăng tiết nước mắt do các bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Tốt nhất là sử dụng omega-3 tự nhiên sẽ tốt hơn cho mắt.
Điều trị bệnh khô mắt rất khó khỏi dứt điểm vì thế tốt nhất chúng ta nên chăm sóc cho đôi mắt thật cẩn thận để phòng ngừa các bệnh chuyên khoa mắt có thể xảy ra.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn