Bác sĩ cảnh báo các bệnh thường gặp mùa nóng và cách phòng ngừa

Thời tiết nắng nóng mùa hè khiến cơ thể khó chịu, sốc nhiệt và dễ phát sinh một số bệnh lý, sau đây là một số bệnh thường gặp mùa nóng và cách phòng ngừa.

Ngày 14/05/2020, 06:52:49   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 822

Theo Dự báo thời tiết, cả khu vực phía Bắc và phía Nam đều đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt. Theo các bác sĩ tư vấn, thời điểm này dễ phát sinh một số bệnh như sởi, quai bị, tay chân miệng...

Các bệnh thường gặp vào mùa nóng

Các bệnh thường gặp vào mùa nóng

Các bệnh thường gặp mùa nóng

Theo các chuyên gia tư vấn, mùa nóng là mùa rất dễ phát sinh các bệnh về hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phổi và một số bệnh mãn tính khác như hen phế quản, giãn phế quản cũng rất dễ tái phát vào mùa này và đe dọa sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là các đối tượng có sức đề kháng kèm như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai.

Bên cạnh các bệnh chuyên khoa về hô hấp thì các bệnh về da cũng rất dễ mắc phải vào mùa này. Theo bác sĩ Anh Tú, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cho biết, mùa nóng trẻ em hay bị mắc các bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema)... Đối với người lớn, đặc biệt là những người phải làm việc dưới môi trường nắng nóng thường xuyên có thể găp phải một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể...

Các biện pháp phòng bệnh khi trời nắng nóng

Theo Tin tức Y tế mới nhất, các chuyên gia tư vấn, để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao thì mọi người nên mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội mũ rộng vành. Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng, nếu bắt buộc phải làm việc ở nơi có nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ khoảng 1 lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi trở lại công việc.

Ngoài ra khi vừa đi nắng về thì không được tắm ngay mà nên nghỉ ngơi để ráo mồ hôi khoảng 30 phút, không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không tốt cho sức khỏe.

Một số bệnh có thể tiêm chủng phòng ngừa thì các chuyên gia khuyến cáo cần tiêm chủng cho trẻ như: Viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu…

Lưu ý vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên; vệ sinh môi trường sống xung quanh, xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.

Mặc áo chống nắng, đội mũ khi ra đường

Mặc áo chống nắng, đội mũ khi ra đường

Không nên để xảy ra tình trạng nóng lạnh đột ngột vì rất dễ sinh bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính. Nếu dùng điều hòa nên để ở mức nhiệt độ 25 – 27 và không nên để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.

Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi khát. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá.

Hạn chế ra khỏi nhà khi trời nắng nóng, nếu phải ra khỏi nhà nên mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành. Không tắm biển, tắm sông khi trời nắng gắt từ  12 – 16 giờ chiều. Ngoài ra mọi người nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam tổng hợp.