Tế bào gốc trong nghiên cứu ứng dụng vào lĩnh vực y dược học như thế nào?

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc vào điều trị bệnh đang mở ra cơ hội mới để điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y hoặc bệnh di truyền.

Ngày 08/02/2018, 07:45:42   Tác giả :     Lượt xem: 655

Vậy tế bào gốc là gì, sử dụng như thế nào và đã được ứng dụng trong y học như thế nào? Và các liệu pháp điều trị đầy hứa hẹn trong hiện tại và tương lai cần được làm sáng tỏ.

Tế bào gốc trong nghiên cứu ứng dụng

Tế bào gốc trong nghiên cứu ứng dụng

Tết bào gốc là gì?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, tế bào gốc được vì như nguồn nguyên liệu “thô” của cơ thể mà từ đó tất cả các loại tế bào khác với chức năng chuyên biệt được tạo ra. Ở các điều kiện thích hợp trong cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm, tế bào gốc phân chia tạo ra nhiều tế bào hơn gọi là các tế bào “con cháu”. Các tế bào con cháu hoặc trở thành tế bào gốc mới (tự tái tạo) hoặc trở thành tế bào chuyên biệt (biệt hóa) với chức năng đặc hiệu như tế bào máu, tế bào não, tế bào cơ tim hoặc xương. Không có bất cứ một tế bào nào trong cơ thể có được chức năng tuyệt vời này.

Theo những tin tức Y tế mới nhất, dựa trên nguồn gốc xuất hiện của tế bào gốc các nhà khoa học phân chia cá tế bào gốc thành:

  • Tế bào gốc phôi - các tế bào này lấy từ phôi 3-5 ngày tuổi, các tế bào này là tế bào gốc vạn năng, nghĩa là chúng có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể. Tính linh hoạt này cho phép sử dụng tế bào gốc phôi trong tái tạo hoặc sửa chữa các cơ quan tổ chức bị tổn thương. Các nhà khoa học hy vọng dòng tế bào gốc này sẽ giúp điều trị và sửa chữa những tổn thương từ trẻ sơ sinh.
  • Tế bào gốc trưởng thành - tế bào này có mặt với số lượng ít ở hầu hết các tổ chức của cơ thể như tủy xương và mô mỡ. Khi so sánh với tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành hạn chế hơn về khả năng tạo ra các loại tế bào khác nhau của cơ thể.
  • Tế bào gốc biến đổi từ tế bào trưởng thành (tế bào gốc cảm ứng vạn năng - iPSC): Các kỹ thuật mới cho phép các nhà nghiên cứu tái lập trình bộ gene của các tế bào trưởng thành để tạo ra loại tế bào gốc có khả năng tương tự như tế bào gốc phôi và tránh được phản ứng thải loại của cơ thể.
  • Tế bào gốc chu sinh: Bên cạnh tế bào gốc dây rốn, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng trong nước ối cũng có chứa tế bào gốc. Các tế bào gốc này có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cách ứng dụng loại tế bào này.

Tế bào gốc là nguyên liệu “thô” của cơ thể

Tế bào gốc là nguyên liệu “thô” của cơ thể 

Ứng dụng của tế bào gốc đối với nền Y học hiện đại

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc vào điều trị và tái tạo những tổn thương và mang đến cho người bệnh cơ hội hồi phục và tái tạo lại những cơ quan chức năng bị tổn thương. Đối với nhóm tế bào gốc nhũ nhi - tế bào gốc từ máu cuống rốn có ngân hàng lưu trữ, cũng có các công trình nghiên cứu sử dụng trong điều trị một số bệnh lý ác tính về máu hoặc một số bệnh tự miễn, đái tháo đường typ 1.

Tế bào gốc trưởng thành được nghiên cứu nhiều nhất, có nhiều nguồn thu nhận từ tủy xương, mô mỡ và thao tác lấy tế bào gốc từ nguồn thu tương đối dễ dàng... đang được nghiên cứu ở các bệnh chuyên khoa khác như: COPD, tiểu đường, khớp, Crohn, nhồi máu cơ tim, bệnh lý thần kinh, xơ gan...; bệnh lý về máu; nghiên cứu điều trị các bệnh lý về thần kinh, về tim...Tuy việc ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh hứa hẹn đem đến nhiều tiến bộ vượt bậc cho nền Y học nhưng chi phí để tiến hành lưu trữ và phát triển tế bào gốc vẫn đang là một rào cản rất lớn đối với các nhà khoa học. Nếu thành công thì quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” sẽ bị phá bỏ, thay vào đó là sự bất tử của con người.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn