Thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh viêm phổi. Theo thống kê y tế thì viêm phổi kết hợp với cúm được xếp vào vị trí thứ 8 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Chúng ta biết rằng người cao tuổi thì sức đề kháng yếu nên càng dễ trở thành đối tượng của các tác nhân gây bệnh.
Tại sao người cao tuổi thường dễ bị mắc bệnh viêm phổi?
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị đúng đắn và kịp thời. Cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở người già một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết tại sao người cao tuổi thường dễ bị rối loạn tiêu hóa?
Trả lời:
Viêm phổi ở người cao tuổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, chủ yếu là do liên cầu khuẩn hoặc phế cầu khuẩn gây nên. Ở nước ta theo thống kê thi viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi bệnh tiến triển nặng hơn so với người trẻ. Bệnh gia tăng khi trời trở lạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 40 nghìn người tử vong hai loại vi khuẩn này. Ngoài ra, 50% các trường hợp viêm phổi là do virus gây nên. Mặc dù đa phần đều không nguy hiểm, song người bệnh vẫn có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của tuổi tác là sự lão hóa của hệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ trước sự tấn công của các loại vi khuẩn. Các bệnh mạn tính toàn thân hoặc các bệnh của đường hô hấp cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi.
Hỏi: Có những dấu hiệu nào để nhận biết được bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi hay không? Bệnh viêm phổi có gây biến chứng nguy hiểm gì không Bác sĩ có thể nói rõ?
Trả lời:
Bệnh người cao tuổi viêm phổi là một chứng bệnh thầm lặng, người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, khạc đờm không nhiều, thở nhanh và gấp hơn bình thường, đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra người bệnh còn có thể có những triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Với người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần…
Người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi có dấu hiệu gì?
Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…
Rất khó nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở giai đoạn đầu, thêm vào đó là sự chủ quan của người bệnh nên khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh và có thể dẫn đến suy hô hấp cấp.
- Biến chứng trong lồng ngực: Người bệnh có thể bị sốt dai dẳng do tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim với các triệu chứng như: Đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim.
Theo Bác sĩ chuyên khoa thì suy hô hấp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phổi, khi đó phổi bị tổn thương nặng, giảm chắc năng hô hấp dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy cho não do đó người bệnh có thể bị tử vong rất nhanh.
Hỏi: Có những biện pháp nào dùng để điều trị cũng như phòng tránh viêm phổi ở người già?
Trả lời:
Kháng sinh là lựa chọn hàng đầu được dùng để điều trị bệnh viêm phổi ở người già. Tùy theo vi khuẩn gây bệnh mà các Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp. Các loại thuốc tân dược kháng sinh thường dùng là nhóm Penicillin, Macrolid, Aminoglycoside, Phenicol,... Bên cạnh đó, các loại thuốc chống viêm, thuốc ho long đờm, thuốc trợ tim, phế quản và các loại điện giải như dung dịch Nacl 9%, Glucose 5%,… cũng được áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi ở người già.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng chăm sóc người già bị viêm phổi cần chú ý tới cả lượng và chất. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ.
Với kinh nghiệm của một giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng để phòng ngừa viêm phổi cho người già, cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
Người cao tuổi cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay chuẩn bị thức ăn.
- Không hút thuốc lá vì khói thuốc lá có thể gây phá hủy phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y nguy hiểm khác.
- Đeo khẩu trang khi vệ sinh nhà cửa hoặc các nơi bụi bẩn để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, virus.
- Đối với những trường hợp bị bệnh tiểu đường, hen suyễn, bệnh tràn dịch phổi, bệnh HIV, ung thư và các bệnh mạn tính nên tiêm phòng vác xin phòng ngừa virus gây bệnh.
- Người bệnh cũng nên chú ý nơi ở của mình, nên ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ô nhiễm. Có thể tiêm vắcxin chống cúm, chống phế cầu khuẩn.
- Vào những ngày thời tiết lạnh, người già nên hạn chế ra ngoài trời, chú ý mặc ấm. Ngoài ra, người già nên tăng cường vận động nhẹ nhàng và đều đặn cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn