- Chương trình đào tạo bác sĩ tại Việt Nam chưa ổn?
- Tăng nguy cơ tử vong cao vì tự ý truyền dịch khi ốm, sốt
- "Bệnh tiểu đường" Căn bệnh đe dọa sức khỏe nhân loại
Phương pháp chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt
Định nghĩa đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt (DI) là một rối loạn mà trong đó có hai điểm đặc trưng là cảm giác khát mãnh liệt và tăng bài tiết một lượng lớn nước tiểu (polyuria). Trong đa số các ca lâm sàng bệnh mãn tính, bệnh đái tháo nhạt là hậu quả của cơ thể không sản xuất, lưu trữ hoặc phát hành một hormone quan trọng - gọi tên ADH, đồng thời đái tháo nhạt cũng có thể là do chính thận không thể đáp ứng đúng hormone ADH. Thậm chí, một sô trường hợp, đái tháo nhạt xảy ra trong khi mang thai (đái tháo nhạt lúc mang thai).
Nguyên nhân gây đái tháo nhạt
Có 4 nhóm bệnh lý đái tháo nhạt do 4 nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
- DI trung tâm (CDI) là do thiếu hormone ADH còn có tên là vasopressin (hormone tác dụng chống bài niệu). Cụ thể nguyên nhân là do tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên hoặc di truyền.
- Đái tháo nhạt nephrogenic (NDI) xảy ra do bản thân thận không đáp ứng khi trong máu có vasopressin (ADH) hoặc đáp ứng kém.
- Đái tháo nhạt dipsogen là do bất thường ở vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát và uống nhiều nước.
- Cuối cùng là cơ chế đái tháo nhạt thai kỳ xảy ra khi mang thai.
Chẩn đoán bệnh lý đái tháo nhạt dựa trên xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và xét nghiệm mất nước. Một tình trạng có tên tương tự là “đái tháo đường” là một tình trạng riêng biệt không hề liên quan đến bệnh này, mặc dù về mặt triệu chứng cả hai bệnh lý đều có sự đào thải một lượng lớn nước tiểu kèm theo cảm giác khát bất thường.
Kiểm tra và chẩn đoán đái tháo nhạt
Theo chia sẻ của bác sĩ Tú tại mục tin tức y tế trong ngày thì: Hai triệu chứng điển hình gợi ý tình trạng đái tháo nhạt là : khát nhiều bất thường và tiểu nhiều (lên tới 2,5 - 15 lít nước tiểu mỗi ngày). Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo nhạt và loại trừ các chẩn đoán phân biệt ví dụ đái tháo đường.
Kiểm tra và chẩn đoán đái tháo nhạt
Các xét nghiệm chẩn đoán này yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn nhịn uống suốt quá trình thử nghiệm. Bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác khát nhiều hơn bình thường. Ngoài ra bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng ADH nhằm xem tình trạng phản ứng của thận, có đáp ứng và cô đjăc nước tiểu không. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:
- Thử nghiệm ngừng nước. Bệnh nhân cần ngừng sử dụng các dung dịch uống trong 2 - 3 giờ trước khi chính thức bắt đầu thử nghiệm. Kết quả thửu nghiệm giúp xác định cơ chế bệnh sinh nào gây ra đái tháo nhạt. Các chỉ số như trọng lượng cơ thể, lượng nước tiểu và thành phần nước tiểu khi dịch được giữ lại sẽ được ghi nhận trong quá trình này. Bác sĩ cũng có thể bổ xung ADH cho bệnh nhân và ghi nhận sự đáp ứng trong khi thử nghiệm này.
Thử nghiệm ngừng nước cần sự giám sát chặt chẽ, đặc biệt là đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai. Luôn đảm bảo bệnh nhân không mất quá 5% trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình thử nghiệm.
- Tổng phân tích nước tiểu. Xét nghiệm này cho chúng ta các số liệu vật lý và thành phần hóa học của nước tiểu. Kết quả xét nghiệm cho thấy nước tiểu ít cô đặc (có nghĩa là lượng nước thải cao và nồng độ muối và chất thải thấp) ủng hộ cho chẩn đoán đái tháo nhạt.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sọ não là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn ghi nhận hình ảnh chi tiết của mô não. MRI giúp bác sĩ tìm những bất thường trong hoặc gần tuyến yên.
Chẩn đoán đái tháo nhạt
Một số trường hợp đái tháo nhạt có nghi ngờ di truyền, bác sĩ có thể xem xét lại tiền sử bệnh lý gia đình có đa niệu và đề nghị các xét nghiệm di truyền học.
Đái tháo nhạt có nguy hiểm không?
Thận của bệnh nhân đái tháo nhạt vẫn còn duy trì chức năng đó là lọc máu, vì thế không có nguy cơ suy thận dẫn tới chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, bệnh đái tháo nhạt vẫn rất nguy hiểm vì dễ gây ra tình trạng mất nước. Người bệnh đái tháo nhạt nên đảm bảo luôn mang theo đồ uống để bổ sung lượng nước kịp thời.
Theo (Tin Y Tế Việt Nam) BSĐK Nguyễn Anh Tú - GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur