Phác đồ điều trị lỵ amip cho con người

Bệnh lỵ amip do bị nhiễm trùng đường ruột bởi kí sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra và cần có phác đồ điều trị lỵ amip dứt điểm.

Ngày 22/12/2017, 01:56:54   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1321

Bệnh lỵ mip sẽ gây các tổn thương về đường ruột như viêm xuất tiết, loét đại tràng do nhóm kí sinh trùng Entamoeba histolytica gây hại cho con người.

Đặc điểm bệnh lỵ amip

Bệnh lỵ amip có thể xâm nhập vào trong cơ thể con người nhưng ủ bệnh rất lâu nhiều năm nhiều tháng mà không có các biểu hiện triệu chứng gì. Lỵ amip chuyển từ thể không gây bệnh sang gây bệnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Khả năng bài tiết, kết dính, tiêu hủy mô của amip trong cơ thể.

Ký chủ (người bệnh): Mất cân bằng hệ miễn dịch, chế độ ăn uống,  mất cân bằng vi khuẩn thường trú, niêm mạc ruột bị kích thích cơ học hoặc hóa học, giảm sức đề kháng. Để có phác đồ điều trị lỵ amip cần nắm rõ các tác nhân gây bệnh ra sao sẽ giúp chữa trị bệnh dứt điểm.

Bệnh amip do kí sinh trùng gây ra

Bệnh amip do kí sinh trùng gây ra

Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip

Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết amip thuộc nhóm đơn bào giả túc. Có 8 giống ký sinh trên người nhưng chỉ có Entamoeba histolytica có khả năng gây bệnh.

Vi khuẩn Entamoeba histolytica tồn tại dưới 3 dạng: Thể hoạt động ăn hồng cầu, thể hoạt động không ăn cầu, thể nang bào.

Thể hoạt động ăn hồng cầu (dưỡng bào): Chúng sống trong vách đại tràng và sẽ tăng trưởng tốt dưới điều kiện kỵ khí, di chuyển nhanh. Nội nguyên sinh chất chứa nhiều hồng cầu. Chúng thường được tìm thấy trong phân bệnh nhân ở giai đoạn lỵ cấp.

Thể hoạt động không ăn hồng cầu (minuta):  Chúng di chuyển chậm, nội nguyên sinh chất không chứa hồng cầu và tìm thấy trong phân ngoài giai đoạn cấp.

Thể bào nang (kyste): Có một màng đôi dày bảo vệ, chứa từ 1-4 nhân tùy giai đoạn trưởng thành. Bào nang có thể sống rất lâu, ngay cả khi điều kiện không thuận lợi. Clo trong nước máy không thể tiêu diệt được bào nang.

Phác đồ điều trị lỵ amip

Phác đồ điều trị lỵ amip trong lòng ruột:

  • Diloxanide furoate
  • Paromomycin: 30mg/kg chia 3 lần uống/ngày x 5-10 ngày.
  • Tetracycline, Furazolidone + Oxyquinolein:
  • Diiodohydroquinolein (Direxiode)
  • Diiodohydroxyquin (Iodoquinol): 650mg uống, ngày 3 lần,x 20ngày
  • Chloroiodoquin (Enterovioform).

Phác đồ điều trị lỵ amip trong mô

  • Tetracydine, Erythromycin được sử dụng để điều trị trong gan, ruột.
  • Chloroquine được điều trị ở gan.

Thuốc điều trị ở mọi mô:

  • Metronidazole: 500 mg x 3 lần/ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch: Secnidazole (Flagentyl), Tinidazole (Fasigyne 2g/ngày uống x 3 ngày).
  • Thuốc có tác dụng phụ như ù tai, phát ban, nôn, và nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.

Phác đồ điều trị bệnh lỵ amip cần được tuân thủ điều trị thuốc

Phác đồ điều trị bệnh lỵ amip cần được tuân thủ điều trị thuốc

Phác đồ điều trị lỵ amip chỉ định

Thể bào nang + thể minuta trong phân:

Diloxanide furoate 500 mg x 3 lần/ngày x 10 ngày Hoặc + Iodoquinol 650 mg x 3 lần/ngày x 20 ngày Hoặc + Paromomycin 8-12 mg/kg x 3 lần/ngày x 7 ngày

Thể dưỡng bào trong phân:

  • Metronidazole 2 g/ngày x 10 ngày phối hợp Iodoquinol liều như trên.
  • Diloxanide furoat liều như trên.
  • Tetracycline 2 g/ngày x 5 ngày

Bệnh ở thể nặng: điều trị như thể nhẹ, trung bình, có thêm một trong các thuốc như sau:

  • Dehydroemetine 1 mg/kg/ngày x 10 ngày
  • Emetine 1 mg/kg/ngày x 10 ngày.

Bên cạnh việc áp dụng các phác đồ điều trị lỵ amip con người cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh như :

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, diệt ruồi, gián.
  • Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm lành mạnh đảm bảo an toàn.
  • Xử lý phân chất thải.
  • Nâng cao ý thức vệ sinh, phòng bệnh cho người dân.
  • Nên thay đổi các thói quen cá nhân không hợp vệ sinh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.

Hiện nay bệnh chưa có vắc xin miễn dịch  nên chỉ tự ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn