Phác đồ điều trị lao kháng thuốc cho bệnh nhân

Lao kháng thuốc có thể gây nguy cơ tử vong vao nếu không được điều trị kịp thời bởi vậy cần có phác đồ điều trị lao kháng thuốc dành riêng cho người bệnh.

Ngày 15/12/2017, 01:43:37   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2018

Hiện nay trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh lao kháng thuốc đang ngày càng tăng cao và rất khó để chữa bệnh nếu không được chẩn đoán bệnh sớm để điều trị.

Phác đồ điều trị lao đang được lưu hành

Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết hiện nay phác đồ điều trị lao theo chương trình chống lao Quốc gia sử dụng các loại thuốc sau:

Giai đoạn 2 tháng tấn công sử dụng 4 loại thuốc là SRHZ (streptomycin, rifampicin, isoniazid (INH) và pyrazinamide (PZA); Một số trường hợp streptomycin được thay bằng ethambutol tức là phác đồ gồm rifampicin, INH, ethambutol và PZA).

Phác đồ điều trị lao kháng thuốc cần thực hiện nghiêm túc

Phác đồ điều trị lao kháng thuốc cần thực hiện nghiêm túc

Trong 6 tháng tiếp theo dùng 2 loại thuốc là HE (INH + ethambutol).

Lao kháng nhiều thuốc (MDR-TB: Multidrug-resistant TB): được xem là lao đề kháng ít nhất hai trong số những thuốc tốt nhất chống lao: INH và rifampicin. Hai thuốc này được xem là thuốc tuyến đầu và sử dụng cho tất cả bệnh nhân điều trị lao.

Lao kháng thuốc cực mạnh (EDR-TB: Extensively Drug-resistant TB): Đây là lao đề khánh INH, rifampicin. Ngoài ra còn đề kháng với bất cứ thuốc fluoroquinolone nào và ít nhất với 1 trong 3 thuốc tiêm tuyến 2 (amikacin, kanamycin, capreomycin hay streptomycin). Bởi vậy bệnh nhân sẽ phải bỏ số tiền lớn để sử dụng các loại thuốc đắt tiền, độc tính cao nhưng hiệu quả thấp. Đặc biệt với các bệnh nhân mắc HIV, các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch sẽ dễ mắc lao và nguy cơ tử vong cao hơn.

Phác đồ điều trị lao kháng thuốc

Phác đồ điều trị lao kháng thuốc cần sử dụng thuốc đúng phù hợp với độ nhạy kháng sinh trên phác đồ và phụ thuộc vào sức khỏe bệnh nhân, thuốc đang sử dụng. Nên sử  đụng thuốc tuyến đầu còn nhạy cảm phối hợp với 1 kháng sinh nhóm fluoroquinolone, 1 aminoglycosid và những thuốc uống thích hợp ở tuyến 2.

Trong lâm sàng, bắt đầu điều trị với 4-6 thuốc chưa dùng trước đây. Thuốc tiêm sẽ ngưng sau vài tháng nếu thích hợp và loại dần các thuốc khó dung nạp. Tất cả thuốc nên uống một lần trong ngày để tránh đề kháng. Những thuốc như cycloserin, ethionamid, PAS với số lượng lớn bệnh nhân khó uống một lần mới phải chia làm 2 lần trong ngày.

Fluoroquinolon:  sử dụng levofloxacin và gatifloxacin với liều khởi đầu là cho levofloxacin là 500 mg mỗi ngày và tăng lên 750 mg/một ngày nếu bệnh nhân trên 45kg.  Với fluoroquinolone không nên dùng quá gần những thuốc kháng acid chứa kim loại như nhôm, magie, kẽm.

Lao kháng thuốc cần được điều trị sớm

Lao kháng thuốc cần được điều trị sớm

Aminoglycosid:  sẽ được tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, 2 hay 3 lần mỗi tuần và dùng cùng liều như khi tiêm ngày một lần. Thuốc này cần điều trị 6 tháng, nếu bệnh nặng có thể dùng lâu hơn . Nên đo nồng độ thuốc trong máu để biết được khả năng hấp thụ thuốc đến mức điều trị không. Không nên sử dụng liều quá cao để tránh gây độc cho hệ thần kinh trung ương và tránh bị động kinh. Sau khi điều trị nên thử máu 2 tuần sau đó.

Cycloserin: chỉ dùng với cho trường hợp bệnh lao kháng thuốc mạnh, khó tìm và giá đắt. Cần thử mức cycloserine trong máu nếu muốn tăng liều trong quá trình điều trị.

Để phòng bệnh lao kháng thuốc khi tiếp xúc với người bệnh cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang y tế để giảm thiểu lây nhiễm. Nên hạn chế người thân vào thăm, không ở lại trong phòng bệnh quá lâu. Nên khám những người thường tiếp xúc với bệnh nhân hoặc ở cùng phòng bệnh nhân trước khi nhập viện, để xem có nhiễm lao không, và điều trị nếu cần thiết.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn