Thời điểm này đa số các bệnh viện đều trở nên quá tải bởi số ca nhập viện vì sốt xuất huyết tăng mạnh. Dưới đây là những lưu ý khi bị sốt xuất huyết trong quá trình trị bệnh.
- Chuyên gia hướng dẫn sốt xuất huyết và cách điều trị tại nhà
- Người bị Sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh hồi phục?
- Cảnh báo dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng mạnh
Hiểu đúng về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa do virut Dengue gây ra. Bệnh lây lan nhanh qua vật trung gian truyền nhiễm chính là muỗi vằn Aedes aegypti, một phần nhỏ do loài muỗi cùng họ Aedes albopictus. Khoảng 4-5 ngày sau khi bị muỗi mang virut đốt bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đầu tiên.
Muỗi là vật trung gian làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ là : sốt cao đột ngột lên tới (39- 400C), đau đầu dữ dội, đau sau hố mắt, đua khớp, buồn nôn, sưng hạch. Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Sau khi bị sốt từ 2-3 ngày, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, bị xuất huyết trên da, chảy máu chân răng, chảy máu cam. Xuất huyết tạng sẽ có những biểu hiện của hội chứng sốc, trụy tim mạch. Dấu hiệu nặng là đau bụng, đau tức vùng gan, nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen giống như khi bị viêm đại tràng cấp tính, chân tay lạnh, người vật vã.
Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Virus Dengue có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, nên không tạo miễn dịch chéo. Vì thế trong đời mội người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần.
Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
Hiện tại sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết vẫn là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Khi bị sốt xuất huyết nhẹ cần phải nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà.
Bệnh nhân nên ăn những món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, bù nước, điện giải bằng đường uống từ dung dịch oresol, sữa, nước trái cây, đun sôi.
Người nhà cần chú ý chăm sóc và theo dõi bệnh nhân khi sốt cao. Ngay khi có dấu hiệu xuất huyết hoặc diễn biến tăng nặng của bệnh thì cần kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết là sử dụng là paracetamol dạng đơn độc. Tùy theo lứa tuổi các bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng.
Một liều dùng thông thường sẽ là từ 325- 650mg, cứ 4- 6 giờ một lần, không quá 4g một ngày.
Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết còn có việc phân chia liều lượng thuốc theo lứa tuổi:
- Với trẻ em <3 tháng 40mg
- Trẻ 4-11 tháng tuổi: 80mg
- Trẻ 1- 2 tuổi: 120mg
- Trẻ 2- 3 tuổi nên dùng 160mg
- Trẻ 4- 5 tuổi thường là 240mg
- Trẻ 6- 8 tuổi là 320mg
- Trẻ 9-10 tuổi nên dùng 400mg
- Trẻ 11 tuổi: 480mg (trung bình 10-15mg/kg thể trọng).
Một số loại thuốc giảm đau hạ sốt nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) khác như ibuprofen, naproxen, diclofenac, acid mefenamic, aspirin... Khi uống sẽ có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu nên khi uống gây nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tạng nặng hơn nên không được dùng.
Dùng kháng sinh với bệnh nhân sốt xuất huyết là điều không cần thiết. Bởi đây là bệnh lý do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn.
Dùng kháng sinh không đúng cách ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể làm tăng độc tính trên gan, thận, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Một điều cần lưu ý khi bị sốt xuất huyết đó là không nên cạo gió và làm theo những phương pháp dân gian, vì cạo gió dùng lực và dầu nóng sẽ có thể gây tổn thương cơ và giãn mạch, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
Hiện chưa có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết nên tốt nhất để bảo vệ gia đình trong mùa dịch thì cần phòng tránh muỗi đốt.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng máy, đậy kín và rửa thường xuyên các dụng cụ chứa nước, loại bỏ những vật dụng có thể gây đọng nước, không để muỗi đẻ trứng.
Một trong những lưu ý khi bị sốt xuất huyết còn là phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn, bôi kem chống muỗi, khi đến những nơi môi trường ẩm ướt.
Nguồn: ytevietnam.net.vn