Các phương pháp chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh lý cụ thể đó là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động như rối loạn tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh…

Ngày 08/09/2017, 05:44:52   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1315

Khi cơ thể mất đi sự cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ  phó giao cảm sẽ dẫn tới bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật mà người bệnh hoàn toàn không hay biết.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật (TKTV) là sự mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật có vai trò điều hòa các cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, nội tiết, chuyển hóa năng lượng, tuần hoàn… Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ: Hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, hai hệ này có mối liên hệ mật thiết hỗ trợ với nhau. Khi không điều hòa được hệ thống này dẫn đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị rối loạn, biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài được gọi là rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng hệ giao cảm và phó giao cảm

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng hệ giao cảm và phó giao cảm

Biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Khi hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất sự cân bằng sẽ dẫn đến các bệnh lý về hệ thần kinh thực vật cùng với những triệu chứng bệnh khác nhau.

Bệnh nhân có vấn đề về hệ thần kinh sẽ gặp các tình trạng bệnh như đau đầu, đau nửa đầu, đau từng cơn, đau âm ỉ không rõ vị trí, giảm trí nhớ, kém tập trung, chu  kì kinh nguyệt ở phụ nữ cũng bị ảnh hưởng.

Với hệ tim mạch người bệnh có những biểu hiện như nhịp tim nhanh, hồi hộp, huyết áp tăng hoặc hạ thấp. Bệnh nhân bị hoa mắt chóng mặt choáng váng, đau thắt ngực, trống ngực đánh liên hồi…

Hệ tiêu hóa khi bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn. Tình trạng bệnh kéo dài khiến bệnh nhân lo âu, ngủ không yên bồn chồn, ruột gan cồn cào… Bởi vậy khi đi khám sẽ được bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm dạ dạy, viêm dại tràng thuộc về các căn bệnh mãn tính.

Ngoài ra khi bị rối loạn thần kinh thực vật bệnh nhân còn có các biểu hiện toàn thân như: rối loạn nội tiết, tuyến mồ hôi, nhiệt độ cơ thể nóng lạnh bất thường, rối loạn giấc ngủ, người mệt mỏi, lo âu, đau đầu, đau mỏi cột sống, vai gáy… Người bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết, họ thường có phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Cách chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu điều trị nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách thiết lập lại sự cân bằng trong hệ thần kinh. Khi nhận thấy các biểu hiện rối loạn người bệnh không nên tự ý kê đơn bốc thuốc cho mình cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám chẩn đoán điều trị bởi các nhà chuyên môn.

Tây y: Hiện tại theo cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật cho bệnh nhân thường sử dụng thuốc can xi, sinh tố nhóm B, thuốc chống trầm cảm, an thần, chữa mất ngủ, thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang, thuốc tim mạch… để khắc phục tình trạng bệnh. Tuy nhiên các bệnh viện chưa có thuốc làm tăng khả năng tiết mồ hôi với các trường hợp giảm tiết, điều trị rối loạn cương dương…

Áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Phương pháp vật lí trị liệu: Bên cạnh việc sử dụng thuốc bệnh nhân có thể kết hợp với phương pháp vật lí trị liệu để chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng cách: xoa bóp, xông hơi thuốc trên huyệt, bấm huyệt sẽ mang lại kết quả điều trị nhanh chóng hơn. 

Liệu pháp tâm lý: Bệnh nhân có thể chọn liệu pháp tâm lý để điều trị bệnh rối  loạn thần kinh thực vật bằng cách: Tránh chấn sang tâm lý trong cuộc sống, ngay cả các tình huống căng thẳng trên sách báo, phim ảnh; thư giãn tâm lý, tránh căng thẳng tâm lý; chọn các bài tập yoga giúp điều hòa chức năng hoạt động của thần kinh thực vật; ngồi thiền tĩnh tâm giúp giảm căng thẳng.

Nguồn: Ytvietnam.net.vn