Máu nhiễm mỡ được các Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định là tình trạng các chất béo có trong máu như cholesterol, triglyceride vượt quá giới hạn bình thường của cơ thể, chứng bệnh này cũng chính là căn nguyên gây nhiều căn bệnh nguy hiểm như Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…
-
Cảnh báo: Bé 9 tháng sặc sáo chết vì người lớn cấp cứu không đúng cách
-
Sử dụng thuốc thảo dược để chữa bệnh cẩn thận “tiền mất tật mang”
-
Nữ cán bộ Y tế lãnh 24 năm tù vì tội lừa đảo chạy việc liên tỉnh
Máu nhiễm mỡ là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm
Phân loại tình trạng máu nhiễm mỡ
Khi mỡ máu tăng cao, các chất béo dư thừa có trong máu sẽ hình thành nên các cặn trên thành động mạch, khiến lòng động mạch ngày càng hẹp đi, dẫn đến máu khó lưu thông trong lòng mạch – đây chính là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Hiện tượng này cũng được các Bác sĩ chuyên khoa trên trang tin tức Y tế mới gọi là hiện tượng xơ vữa động mạch hoặc huyết khối tắc mạch. Có 2 loại tăng mỡ máu mà bệnh nhân cần lưu ý là:
Tăng mỡ máu tiên phát: Đối với những trường hợp bệnh nhân này thường liên quan đến tính chất di truyền, tức là người bệnh bẩm sinh có sự khiếm khuyết về gen, dẫn đến tăng lipid huyết.
Tăng mỡ máu thứ phát: Nguyên nhân chính gây tăng mỡ máu thức pasht chsinh là do chế độ ăn uống không kiểm soát (ăn quá nhiều mỡ động vật, uống quá nhiều rượu), do bị bệnh (tiểu đường kiểm soát kém, suy giáp, suy thận), do thuốc (thuốc lợi tiểu thiazid, glucocorticoid, chẹn beta, thuốc trị mụn trứng cá isotretionoid...).
Máu nhiễm mỡ do bệnh nhân sử dụng quá nhiều chất béo
Để xác định chính xác bệnh nhân có mắc chứng tăng mỡ máu hay không các BÁc sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các Xét nghiệm để đo 4 thành phần lipid: cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol trong LDL (viết tắt LDL-c, là loại cholesterol xấu, vì chúng tham gia vào quá trình vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng cholesterol vào thành mạch máu và hình thành mảng xơ vữa mạch máu); cholesterol trong HDL (viết tắt HDL-c, là loại cholesterol tốt, vì mang cholesterol dư thừa trở về gan để chuyển hóa hết).
Căn cứ vào những thông số này, các Bác sĩ sẽ quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc hạ mỡ máu khi nào và liều dùng bao nhiêu cũng như giúp bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.
Khi nào bệnh nhân cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu?
Như đã nói ở trên, các Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ mỡ trong máu của bạn là bao nhiêu cũng như tỷ lệ của chúng để điều trị cho bạn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra sự cân bằng giữa các thành phần bảo vệ HDL-c và thành phần gây hại LDL-c. Nếu thành phần gây hại cao (trị số xét nghiệm mỡ máu cao hơn ngưỡng cho phép) và thành phần bảo vệ thấp (trị số xét nghiệm đo được thấp hơn ngưỡng giới hạn dưới) thì bạn phhair sử dụng thuốc tân dược điều trị tăng mơ máu để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.
Ngoài việc tuân thủ chế độ dùng thuốc bệnh nhân mắc chứng tăng mỡ máu cũng cần điều chinh chế độ ăn sao cho hợp lý để hạn chế tối đa những biến chứng của tăng mỡ máu.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ
Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Để giảm đi lượng cholesterol trong máu, bệnh nhân mắc chứng máu nhiễm mỡ cần giảm đi 30% calo từ chất béo. Người bệnh cũng nên tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò: Trong những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, không bão hòa những chất rất dễ làm tắc động mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách tốt nhất là người bệnh nên lựa chọn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da, nên dùng các loại sữa tách kem (hay còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát bạn cũng nên lựa chọn những thực phẩm được làm từ sữa gầy hoặc sữa ít béo dể hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể. Bệnh nhân mắc chứng bệnh này cũng nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi để hạn chế thấp nhất sự tăng Cholesterol trong máu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chứng bệnh máu nhiễm mỡ hay tăng Cholesterol máu để có thể chủ động phòng tránh chúng một cách hiệu quả.
Ngọc Mai – Ytevietnam.net.vn