Dịch sốt xuất huyết đang “hoành hành” ở nước ta nhưng chưa có một vắc xin nào có thể phòng ngừa được bệnh này. Nếu kịp thời nhận biết dấu hiệu của sốt xuất huyết và có biện pháp điều trị kip thời giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn.
Bệnh sốt xuất huyết đang “hoành hành” ở nước ta
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể trở thành đại dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh chủ yếu lây lan qua côn trùng muỗi do đốt ở người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Hiện nay sốt xuất huyết đang trở thành đại dịch ở nước ta, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến những người có sức đề kháng kém, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nhất. Thời điểm giao mùa từ tháng 7, 8 và tháng 9 là khoảng thời gian ‘lý tưởng’để đại dịch này hoành hành, do vậy ai cũng cần có biện pháp để phòng tránh dịch bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ, mẹ cần để ý các triệu chứng dù lớn nhỏ hay sự nghi ngờ cũng nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé để cho biện pháp chữa trị kịp thời.
Sốt cao là dấu hiệu đầu tiên của bênh sốt xuất huyết
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết thông thường trẻ nhỏ sẽ tự phục hồi được nếu được chăm sóc và phát hiện điều trị kịp thời. Do vậy việc sớm phát hiện bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng với cơ thể non yếu của bé. Có thể nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em qua các dấu hiệu dưới đây:
Sốt cao: Nếu cơ thể trẻ đang bình thường bỗng bị sốt cao đột ngột thì rất có thể đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết, thời gian trẻ sốt càng dài thì tình trạng sẽ càng nguy hiểm hơn. Ngoài tình trạng sốt cao, triệu chứng của bệnh còn kèm theo những biểu hiện như da mặt bừng đỏ, đau nhức cơ, đau khớp và đau đầu. Vào lúc này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu và không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác.
Trẻ xuất hiện những bệnh ngoài da: Sau khi bị sốt cao trẻ còn tiếp tục xuất hiện những biểu hiện trên da như: xuất hiện các chấm xuất huyết, chúng không bị mất đi khi chúng ta ấn vào vùng da có các chấm xuất huyết đó, những dấu hiệu này thương xuất hiện ở tay, chân, nách và thắt lưng. Đồng thời xuất hiện tình trạng xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng và đi ngoài ra máu. Nhưng tình trạng xuất huyết máu ít xảy ra vào những ngày đầu của bệnh.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất
Đau bụng: Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng nôn ói và sốt cũng là dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết đã nặng ở trẻ.
Yếu tố dịch tễ: Nếu trong gia đình hoặc hàng xóm đã có người bị mắc sốt xuất huyết mà trẻ bắt đầu có những dấu hiệu sốt và chán ăn thì mẹ cũng cần lưu ý bởi vì con đường lây lan chủ yếu của căn bệnh này là qua đường truyền nhiễm.
Đã có rất nhiều trẻ xuất hiện những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết nhưng thường bị mẹ bỏ qua, để càng lâu tình trạng bênh càng nguy hiểm, có nhiều trường hợp đã gây tổn thương lớn cho các cơ quan nội tạng như viêm gan, viêm não và viêm cơ tim, bệnh trầm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Nhận thức được mức nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cho trẻ thì mẹ cần sớm có các biện pháp như đưa trẻ đến các trung tâm y tế, các bệnh viện và sớm có phương pháp để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan cho gia đình. Phương pháp phun hóa chất diệt muỗi để ngăn ngừa dịch bệnh là biện pháp tối ưu và lâu dài nhất để chống bệnh sốt xuất huyết trở thành đại dịch cho toàn cầu.
Hi vọng bài viết trên đây có thể phần nào giúp được mẹ hiểu biết thêm về bệnh sốt xuất huyết và sớm có biện pháp phòng tránh cho con em mình.
Nguồn: ytevietnam.net.vn