Cây Ngô đồng: Vị thuốc đa dụng

Cây Ngô đồng là một loại dược liệu quý giá, nổi tiếng với khả năng điều trị nhiều căn bệnh như táo bón, nôn mửa, ghẻ lở, cũng như có tác dụng giảm viêm và giải độc. Ngoài giá trị về y học, cây Ngô đồng còn thu hút bởi vẻ đẹp cổ điển và sang trọng, thường được dùng làm cây trang trí trong nhà, mang lại giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy.

Ngày 08/10/2024, 08:58:00   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 101

Hình ảnh Cây Ngô đồng thân gỗ

Hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung giảng viên Cao đẳng dược tphcm khám phá những đặc điểm, tác dụng và công dụng dược liệu này.

1. Đặc điểm chung Cây Ngô đồng

Có 2 loại:

+ Cây Ngô đồng thân gỗ:

Tên khác: Cây Tơ đồng, Bo rừng, cấy tơ xanh, …

Tên khoa học: Firmiana Simplex – Họ Trôm: Sterculiaceae

+ Cây Ngô đồng cảnh:

Tên khác: Sen lục bình hoặc Sen núi, …

Tên khoa học: Jatropha podagrica- Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

1.1. Mô tả thực vật

Cây Ngô đồng thân gỗ là một loài cây thân gỗ lớn với chiều cao trên 10 mét.

Lá cây có dạng xẻ thùy chân vịt, đường kính lên đến 25 cm, thường chia thành 3 đến 5 thùy hình ba cạnh. Cuống lá dài hơn phiến lá, có thể đạt đến 30 cm, với các thùy lá mọc sít nhau, đôi khi chồng lên nhau.

Hoa của cây nhỏ, có màu vàng. Quả được tạo thành từ 5 đại, mỏng và dài khoảng 10 cm, bên trong chứa 2 hạt hình trứng, mỗi hạt dài 8 mm và rộng 6 mm.

Cây Ngô đồng loại làm cây cảnh có hoa lớn, lá già chuyển sang màu xanh đậm. Thân cây cao khoảng 1 m, phình to ở gốc như chiếc bình hoa, màu xanh lục và không phân nhánh.

Lá màu xanh bóng, nhẵn, cuống ngắn khoảng 10 cm, phiến lá chia 3-5 thùy, càng vè già lá càng xanh đậm.

Cụm hoa lớn màu đỏ, nụ hồng nhạt, cuống dài 18 cm. Hoa đực có phấn vàng, hoa cái có bầu nhụy trắng. Mùa hoa từ tháng 5-7.

Quả nang hình bầu dục, chia 3 thùy, màu xanh non và chuyển vàng khi chín. Quả nổ mạnh, phát tán hạt xa, hạt sẽ nảy mầm khi gặp điều kiện thuận lợi.

Hình ảnh Cây Ngô đồng làm cảnh

1.2. Phân bố, sinh thái

Cây Ngô đồng có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ, và đã được du nhập, trồng rộng rãi ở Việt Nam từ Bắc vào Nam. Cây được ưa chuộng nhờ hoa đỏ rực rỡ, mọc theo chùm lớn, đường kính khoảng 25 cm.

Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều tại các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và cả ở Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản.

Cây ưa sáng, chịu hạn tốt và sống trên nhiều loại đất, không cần chăm sóc nhiều vẫn ra hoa và quả đều đặn. Quả có hình bầu dục, khi non màu xanh và chuyển vàng khi chín. quả loại mở tự bung hạt và phát tán rộng, tạo ra cây mới.

Ngô đồng thuộc chi Jatropha L., với khoảng 175 loài phân bố ở vùng nhiệt đới. trong đó có 5 loài ở nước ta, chủ yếu trồng làm cảnh.

2. Bộ phận dùng:

Bộ phần dùng: lá, thân, nhựa và vỏ cây.

Thu hái: thu hái quanh năm, Có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô để sử dụng.

Lưu ý: Hạt và quả của cây chứa độc tính cao (curcin), có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa, nên tuyệt đối không được sử dụng.

3.Thành phần hoá học

Cây Ngô đồng chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng:

Nhựa mủ: Có chứa 2 peptid cyclic là: podacyclin A và podacyclin B.

Hạt: Chứa 46% dầu béo, trong đó có 9% acid palmitic, 11% acid oleic, và 77% acid linoleic. Ngoài ra, hạt cũng chứa 15% acid béo no, bao gồm 0,26% acid arachidonic và 14,6% acid oleic.

Quả: Chứa chất độc curcin, gây hại cho hệ tiêu hóa và gan, có thể dẫn đến ngộ độc và tử vong nếu ăn phải.

Ngoài ra, trong cây còn có xanthophyll, một chất ức chế sự hình thành melanin, không gây độc cho tế bào.

Hạt Ngô đồng, có chất độc, không nên sử dụng.

4. Tác dụng – Công dụng:

* Theo Y học hiện đại

Cây Ngô đồng hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên một số tác dụng đã được ghi nhận:

- Có độc tính: chất curcin chứa trong Quả, có thể gây ngộ độc nếu ăn phải sẽ gây hại cho gan và hệ tiêu hóa,

- Ức chế tạo thành melanin: Nhờ thành phần xanthophyll, có khả năng ức chế melanin mà không gây độc cho tế bào.

- Kháng viêm, giảm sưng: giúp giảm viêm, sưng và hỗ trợ làm lành các vết thương ngoài da.

*Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn.

Công dụng: Thanh nhiệt, giảm đau, tiêu độc, giảm phù thũng, nhuận tràng, sát trùng…

Chủ trị: Dùng theo kinh nghiệm dân gian:

: Chữa mụn nhọt, ghẻ lở; giã nát lá và cuống lá để đắp chữa sa tử cung.

Vỏ cây: Trị táo bón, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Vỏ thân cũng được dùng làm thuốc tẩy gây nôn. Hoặc Vỏ cây ngô đồng đốt thành than, trộn với dầu bôi lên tóc bạc.

Lá và thân: Chữa ho ra máu, dùng lá và thân Ngô đồng giã nát, pha với nước sôi để uống…

Hạt: dùng hạt và vỏ cây này để chữa rụng tóc và làm đen tóc.

Hạt ngô đồng giã nát, bôi lên đầu có tác dụng làm rụng tóc bạc và mọc tóc đen.

Hạt ngô đồng giã nát còn được dùng chữa loét miệng và bệnh ngoài da.

Cách dùng – liều dùng:

Cây Ngô đồng có thể sử dụng theo nhiều cách và liều lượng tùy theo mục đích:

Cách dùng: Dược liệu có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, đắp ngoài, hoặc tán bột để uống.

Liều dùngDạng uống: 9-15g/ngày.

Dùng ngoài: Không có liều lượng cố định.

Tuy nhiên, cây Ngô đồng cảnh, thường được trồng làm cảnh nhiều hơn nhờ vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa may mắn, bình yên mà nó mang lại.

5. Một số bài thuốc từ Ngô đồng

5.1. Chữa trị mụn nhọt

- Dùng 1-3 lá tươi, đem giã nát cùng một chút muối, rồi đắp lên nốt mụn trong khoảng 2 giờ. làm liên tục trong 4 ngày.

- Hoặc ngắt búp lá để cho nhựa chảy ra, dùng nhựa này bôi lên nốt mụn nhọt đang sưng để giảm sưng viêm.

5.2. Tăng cường sức khỏe

Thân câyNgô đồng đem thái mỏng, phơi khô và sao vàng, ngâm với rượu trong 3 tháng.

Dùng uống 20 ml/ngày để bổ sung sức khỏe cho nam giới

5.3. Chữa ho gà, ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng nghiêm trọng. Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể dùng cuống và thân lá Ngô đồng, rửa sạch, đun nước uống để hạn chế triệu chứng. Phương pháp này cũng hiệu quả cho người bị ho gà.

5.4. Chữa trị sa tử cung ở phụ nữ

Phụ nữ bị sa tử cung có thể hỗ trợ điều trị bằng cách sử dụng Ngô đồng.

Chuẩn bị khoảng 3 cuống lá, rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng tử cung bị sa, kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

5.5. Chữa hạch sưng đau

Nếu bị hạch sưng ở tay, chân hoặc cổ, có thể dùng cây Ngô đồng để điều trị.

Dùng dao rạch lấy nhựa ở thân cây, rồi dùng vải hoặc tăm bông thấm nhựa và bôi lên vùng sưng.  Thực hiện mỗi ngày 1 lần

5.6. Các công dụng khác của cây ngô đồng

Kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng hạt và vỏ cây này để chữa rụng tóc và làm đen tóc, ngoài ra  Hạt của nó còn được dùng để chữa bệnh trĩ, lao phổi, thấp khớp,..

Hạt còn được dùng chữa loét miệng và bệnh ngoài da  bằng cách đem giã nát và đắp lên.

6. Những lưu ý khi sử dụng:

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y dược TPHCM cập nhật và lưu ý:

- Tránh sử dụng nếu mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu.

- Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em không nên sử dụng dược liệu.

- Hạt và quả của cây có độc, có thể gây nôn, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí rối loạn tim mạch và thần kinh nếu ăn phải.

Tóm lại:
Cây Ngô đồng có giá trị cao trong việc hỗ trợ khắc phục một số vấn đề sức khỏe và cũng là loại cây cảnh đẹp, tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc trong văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cần thận trọng khi trồng và sử dụng, vì quả và hạt chứa độc tố có thể gây tử vong. Để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ cây Ngô đồng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để kiểm soát rủi ro và tác dụng không mong muốn./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung