Theo các giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Bệnh sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu, sốt xuất huyết có thể gây thành dịch lớn, nhất là vào mùa mưa. Bệnh lây truyền từ người bệnh qua người lành thông qua việc bị muỗi đốt”.
- Triệu chứng của sốt xuất huyết kéo dài mấy ngày?
- Người bị sốt xuất huyết nên ăn hoa quả gì để mau khỏi nhất?
- Cảnh báo dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng mạnh
Những biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nếu được phát hiện muộn hoặc không đưa đến trung tâm y tế kịp thời có thể rơi vào tình trạng sốc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, , trụy tim mạch, hôn mê và tỷ lệ tử vong là rất cao, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính vì vậy, việc chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết luôn là điều cần thiết mà mỗi người cần thực hiện khi mùa nưa đang đến rất gần.
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Theo những tin tức y tế mới nhất, có rất nhiều biện pháp có thể phòng bệnh sốt xuất huyết mà bạn có thể thực hiện được. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống sốt xuất huyết vừa đem lại hiệu quả lại vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
Để phòng bệnh hiệu quả bạn cần chủ động diệt muỗi,tiêu diệt lăng quăng, cung quăng, tiêu diệt bọ gậy bằng 5 biện pháp dưới đây:
Hạn chế để muỗi cắn cũng là một biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
- Đậy kín các chum, lu, khạp…chứa nước không để cho muỗi có chỗ trú ngụ và đẻ trứng.
- Thả cá vào những dụng cụ chứa nước để tiêu diệt bọ gậy.
- Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước ( lu, chum, bể..) một lần một tuần.
- Bỏ muối vào chén nước kê chân giường tủ, chân chạn bát, cho thêm cát ẩm vào lọ hoa để muỗi không còn chỗ trú ngụ.
- Thu gom đồ phế thải quanh nhà như vỏ dừa, lốp xe hỏng, chai lọ vỡ…Lật úp các vật thải có khả năng chứa nước.
Ngoài việc hạn chế sự cư trú của muỗi bạn cũng nên sử dụng những biện pháp dưới đây phòng tránh muỗi đốt:
- Khi ngủ cần ngủ trong màn (mùng) kể cả là ban ngày (vì chủng muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động ban ngày)
- Mặc quần áo dài tay đểhạn chế muỗi đốt.
- Đối với những người đã mắc sốt xuất huyết cũng cần phải để người bệnh nằm trong màn để tránh muỗi đốt tránh lây lan cho người lành.
- Dùng mành, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi, sử dụng các công cụ diệt muỗi như vợt điện, đèn để diệt muỗi,…
- Diệt muỗi bằng một số loại hóa chất như tẩm màn, phun thuốc,dung bình xịt diệt muỗi, tháp hương muỗi, sử dụng kem chống muỗi.
Ngoài việc chủ động cách phòng bệnh sốt xuất huyết, các Bác sĩ chuyên trang sức khỏe giới tính cũng khuyên bạn nên nắm được những dấu hiệu sớm nhất của bệnh sốt xuất huyết để chủ động hơn trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh.
Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh sốt xuất huyết
Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh sốt xuất huyết
Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết thường có những dấu hiệu sau: Đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhẹ: Bệnh nhân bị sốt cao đột ngột lên đến trên 38 độ C, và có dấu hiệu sốt kéo dài trong thời gian từ 2 đến 7 ngày, bạn có thể cảm thấy đau đầu dữ dội,khó cao khó hạ, cơ thể có dấu hiệu phát ban, đau sau nhãn cầu, thường không có biểu hiện ho sổ mũi như những căn bệnh khác.
Đối với những trường hợp sốt xuất huyết thể nặng : Ngoài những dấu hiệu trên bệnh nhân có thể kèm theo một số dấu hiệu sau:
Xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết: xuất hiện những chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất hiện những vết bầm khi tiêm, chân tay lạnh, buồn nôn, hốt hoảng vật vã,...
Khi nghi ngờ ai đó mắc sốt xuất huyết bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất hoặc đáng tin cậy nhất để được khám sàng lọc sốt xuất huyết.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn hiểu hơn về cách phòng bệnh sốt xuất huyết để chủ động hơn trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn