"Bệnh tiểu đường" Căn bệnh đe dọa sức khỏe nhân loại

Bệnh tiểu đường gây ra hậu quả nặng nề cho người bệnh, khi đường huyết luôn nằm trong mức cảnh báo. Bệnh tiểu đường được xếp vào TOP 5 bệnh gây tử vong cho nhân loại

Ngày 15/11/2017, 06:36:06   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 14666

GS.TS Thái Hồng Quang, CT Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, "chúng tôi cảnh báo bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) đang tăng nhanh trên toàn thế giới, đặc biệt đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam."

Bệnh tiểu đường đang đe dọa sức khỏe toàn nhân loại ?

Bệnh tiểu đường đang đe dọa sức khỏe toàn nhân loại ?

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là một loại bệnh mãn tính với biểu hiện đặc trưng với lượng đường trong máu của bạn luôn luôn cao hơn mức cho phép, do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin, gây ra các rối loạn chuyển hóa đường trong máu của cơ thể.

Một phần đường bột trong lương thực bạn ăn hằng ngày không được thẩm thấu một cách hiệu quả khi mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Từ đó gây ra các hiện tượng tích tụ đường trong máu. Lượng đường trong máu thường ở mức cao hơn so với quy định của cơ thể chúng ta, lý do này cũng làm gia tăng các bệnh nguy hiểm như tim mạch, đồng thời làm tổn thương các hệ cơ quan khác như mắt,thận, hệ thần kinh trung ương và ngoại vi và một số bệnh lý khác.

 

Bệnh tiểu đường có mấy loại ?

Tiểu đường típ 1: Người mắc bệnh đái tháo đường típ 1 bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 rất hiếm gặp, thường xảy ra ở các trẻ nhỏ, tỉ lệ người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: Những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Tức là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng lại không thể chuyển hóa được đường (glucose). Khoảng 90% đến 95% số người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

 

Biểu hiện, triệu chứng bệnh tiểu đường

Không có triệu chứng – đây là dạng bệnh mãn tính rất khó chẩn đoán và phát hiện. Rất nhiều người bệnh không gặp phải bất kì sự khác biệt nào trong cảm giác hằng ngay và điều vô cùng kinh ngạc khi họ biết rằng mình đã bị tiểu đường mà cứ ngỡ bản thân rất khỏe mạnh. Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh hay không đều phải thực hiện kiểm tra chẩn đoán cận lâm sàng để biết chính xác những chỉ số trong cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?

  • Người bệnh liên tục khát nước: Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát, một ngày bạn uống rất nhiều nước vào cơ thể như một thói quen từ khi nào không hay. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt hoặc nước có ga. Nước ngọt là một trong những thủ phạm gây bệnh đái tháo đường, nó làm cho nồng độ đường trong máu càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ gây cảm giác khát nước.
  • Đi tiểu quá nhiều lần trong 1 ngày: Bệnh nhân cần phải đi tiểu thường xuyên và với lượng lớn mỗi lần nhiều người nghĩ đó là tốt, do thận bài tiết tốt thải độc ra khỏi cơ thể nhưng họ đang bị nhầm lẫn một cách vô thức. Bị thức giấc trong khi đang ngủ say khoảng từ 2 đến 3 lần trong đêm là hiện tượng khá phổ biến. Chính vấn đề này gây ra khó chịu cho rất nhiều người khi giấc ngủ bị phá tan bởi những cơn tiểu đêm. Khi này trong cơ thể, nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát và lại đi tiểu nhiều lần trong cả ngày và đêm. Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường rõ ràng nhất.
  • Sụt giảm cân: Cơ thể con người cần một loại nhiên liệu chính là Glucose. Người mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường không thể sử dụng Glucose thích hợp, vì vậy Glucose được giải phóng vào nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Thiếu năng lượng đồng nghĩa với vấn đề là các tế bào trong cơ thể không thể sản sinh năng lượng và gây nên hậu quả giảm sụt cân cho người bệnh.

 

Vấn đề điều trị bệnh đái tháo đường mãn tính

Điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) bao gồm một số biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, giảm lượng đường (carbohydrate), luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với một vài biện pháp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường trong máu, tránh gây tổn thương các cơ quan...

Mục tiêu điều trị của cả 2 loại đái tháo đường ( típ 1, típ 2) này là kiểm soát đường huyết lúc đói từ 70 đến 130 mg/dL (3,8 đến 7,2 mmol/L), đường huyết 2 giờ sau ăn dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và HbA1c dưới 7%. Mục tiêu này có thể thay đổi tùy theo từng người.

Cây lược vàng trị bệnh tiểu đường

Cây lược vàng trị bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh có thể áp dụng và tham khảo các biện pháp từ thiên nhiên như một số các cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường :

  • Cây thìa canh, cây mật nhân, Cây lược vàng trị bệnh tiểu đường
  • Một số loại lá, quả hạt như: Quả đậu bắp, dùng lá xoài non, lá dứa hay sử dụng hột é trị bệnh tiểu đường
  • Đông Y (YHCT) có rất nhiều bài trị bệnh tiểu đường bằng thuốc nam

Người bệnh có thể đến các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn điều trị Đông Tây Y kết hợp.

 

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì ?

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì” là thắc mắc của nhiều người. Bởi vì khi mắc phải tiểu đường, hàm lượng Glucose trong máu người mang bệnh sẽ luôn cao, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

  • Trái cây, rau xanh, các loại củ quả: những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng,
  • Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: bơ, dầu oliu, dầu hạt cải, lạc, hạnh nhân…
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Cá biển, hải sản: Cá, tôm, sò… là thực phẩm chứa nhiều omega 3
  • Thịt bò:  thịt bò sẽ chứa protein, ít chất béo bão hòa, giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Theo ý kiến từ nhiều bác sĩ cho biết, người bị tiểu đường mãn tính hạn chế thực phẩm chứa tinh bột, hoặc chứa nhiều carbohydrat, cụ thể như sau:

  • Thực phẩm ngọt: Bánh kẹo, nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều tinh bột: Cơm,  bún, phở, cháo…
  • Chất béo bão hòa: thịt heo, nội tạng động vật, trứng…
  • Trái cây khô: vì trong trái cây khô chứa nhiều đường cô đọng lại gây tác hại nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.
  • Sữa, bơ, phomai
  • Bia, rượu, thức uống có cồn

 

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường được biết đến là những tổn thương (biến chứng) do đường máu tăng cao và kéo dài gây ra tại các cơ quan đích như: tim, thận, mắt, thần kinh và các hệ thống mạch máu... Cho dù đó là bệnh tiểu đường type 2 (típ 2) hay type 1 (típ 1), theo cập nhật mới nhất từ các trang tin tức y tế thì hiện nay biến chứng của bệnh tiểu đường đều làm tăng nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy tạng  và chức năng thận cùng với nhiều rủi ro khác.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường gồm những gì ?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường gồm những gì ?

 

Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường (tiểu đường) hiệu quả, bệnh nhân cần có được lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn hợp lý (tăng chất xơ, giảm bớt chất béo và bột đường). Bên cạnh đó cần luyện tập thể lực thường xuyên hơn, kiểm soát cân nặng hợp lý, nếu có thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích thì phải bỏ.

Bài viết trên đem đến cho người đọc cách nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bệnh tiểu đường là gì, cách phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất!

 

Nguồn: Tin Tức Y Tế Việt Nam