Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em các mẹ chớ coi thường

Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ bị mắc sốt xuất huyết nhất. Bởi sức đề kháng của trẻ yếu.

Ngày 27/06/2017, 08:10:57   Tác giả :     Lượt xem: 6540

Phát hiện sớm triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có cách điều trị hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Biều hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa do siêu virus Dengue gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan do loại muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?

Sốt xuất huyết ở trẻ em dễ xảy ra ở trẻ từ 3 -10 tuổi. Nhưng thời gian gần đây sẽ gặp tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Điều đó khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện sốt cao

Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện sốt cao

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có các triệu chứng tương tự như những bệnh nhiễm khuẩn khác, một số bệnh do virus gây lên. Chính vì thế việc chẩn đoán và xác định bệnh khó khăn hơn.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dạng nhẹ các mẹ có thể thấy:

  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú
  • Sốt thành những đợt đột ngột kéo dài  trong khoảng 2 đến 7 ngày, trẻ sốt trên 38 độ C.
  • Trẻ sẽ có cảm giác đau nhức cơ, mệt mỏi,mẹ có thể thấy trẻ kém hoạt động,mệt mỏi. Trẻ chỉ muốn nằm.
  • Trẻ bị sốt nhưng không kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, tiêu chảy, ho. Đây là dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh với những căn bệnh khác.
  • Trẻ bị đau đầu dữ dội,hạ sốt xong trẻ sẽ bị sốt lại.

Sốt xuất huyết phát ban ở trẻ sơ sinh: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng lại xuất hiện khá muộn.  Sau khi trẻ bị sốt khoảng 3 ngày, các nốt ban đỏ như muỗi cắn xuất hiện trên da ở cánh tay, chân, lưng bụng, trẻ có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết chân răng.

Trẻ em bị sốt xuất huyết sẽ có bị phát ban

Trẻ em bị sốt xuất huyết sẽ có bị phát ban

Ở thể nặng trẻ sơ sinh có thể bị sốt cao trên 38 độ C, đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau nhãn cầu. Trẻ đau bụng, buồn nôn, ra mồ hôi nhiều chân tay lạnh toát. Trẻ bị chảy máu cam, chỗ tiêm bị bầm tím, trẻ đi ngoài ra máu, dễ bị sốt cao co giật.

Qúa trình tiến triển bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị sốt xuất huyết các mẹ hãy theo dõi tiến trình của bệnh đã có cách chăm sóc trẻ cho hiệu quả nhất.

Ở giai đoạn 1: Là 3 ngày đầu của bệnh, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ trong giai đoạn này là sốt, sốt cao kéo dài, trẻ quấy khóc nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Các mẹ có thể hạ sốt cho trẻ  bằng paracetomol, nhưng khi chưa xác định được trẻ sốt do nguyên nhân nào thì cần thận trọng, tuyệt đối không dùng aspirin dễ  gây bệnh đau dạ dày cho trẻ .

Giai đoạn 2:  Đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Lúc này trẻ đã hết sốt nhưng lại dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trẻ có dấu hiệu như nôn, ói nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ngắt. Bị sốt co giật tức là sốt xuất huyết não ở trẻ em thì phải đưa đến bệnh viện để hỗ trợ điều trị đúng cách.

Giai đoạn 3 : Lúc này bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện phát ban nhỏ liti trên da gây ngứa ngáy. Đây là ban phục hồi, không gây nguy hiểm cho trẻ nên không cần quá lo lắng.

Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như sốt rét,sốt siêu vi. Vì thế khi trẻ có những dấu hiệu trên thì các mẹ hãy đem trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm máu, xác định chính xác xem trẻ có phải bị sốt xuất huyết hay không.

Các bác sĩ tại bệnh viện sẽ lưu lại bệnh án sốt xuất huyết nhi khoa để tiện theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Không tự mua thuốc điều trị triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, chúng có thể gây hại cho trẻ, khiến trẻ mệt mỏi.

Nguồn: ytevietnam.net.vn