- Chương trình đào tạo bác sĩ tại Việt Nam chưa ổn?
- Tăng nguy cơ tử vong cao vì tự ý truyền dịch khi ốm, sốt
- "Bệnh tiểu đường" Căn bệnh đe dọa sức khỏe nhân loại
Bác sĩ hướng dẫn phòng bệnh đái tháo nhạt
Định nghĩa bệnh đái tháo nhạt
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ tại mục bệnh mãn tính: Đái tháo nhạt (DI) là một rối loạn mà trong đó có hai điểm đặc trưng là cảm giác khát mãnh liệt và tăng bài tiết một lượng lớn nước tiểu (polyuria). Trong đa số các ca lâm sàng, bệnh đái tháo nhạt là hậu quả của cơ thể không sản xuất, lưu trữ hoặc phát hành một hormone quan trọng - gọi tên ADH, đồng thời đái tháo nhạt cũng có thể là do chính thận không thể đáp ứng đúng hormone ADH. Thậm chí, một sô trường hợp, đái tháo nhạt xảy ra trong khi mang thai (đái tháo nhạt lúc mang thai).
Điều trị đái tháo nhạt đúng cách sẽ mang lại hiệu quả làm giảm cơn khát và cân bằng lượng nước tiểu trở lại bình thường.
Các biến chứng bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt gây ra mất nước nhiều và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Hiện tượng mất nước sẽ gây ra một số biến chứng, bao gồm:
- Khô miệng. Mắt trũng.
- Yếu cơ bắp. Giảm trọng lượng.
- Cơn tụt huyết áp huyết áp thấp (hạ huyết áp).
- Tăng natri trong máu.
- Đau đầu, sốt.
- Tim đập nhanh.
Các biến chứng bệnh đái tháo nhạt
Ngoài ra, đái tháo nhạt cũng có thể gây ra biến chứng mất cân bằng điện giải - mất cân bằng các khoáng chất hòa tan trong huyết tương như natri, kali và canxi. Mất cân bằng điện giải thường khiến bệnh nhân nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức mình mẩy.
Phương pháp điều trị bệnh đái tháo nhạt
Phương pháp điều trị đái tháo nhạt khác nhau tùy theo cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ra tình trạng đái tháo nhạt. Vì vậy, chẩn đoán nguyên nhân là cần thiết trước khi điều trị. Các phương án điều trị có thể khác biệt nhưng thường bao gồm các lựa chọn chính như sau:
1. Với đái tháo nhạt trung ương:
Nguyên nhân gây bệnh của thể này là do sự thiếu thiếu vassopresin - hormone ADH (hormone chống lợi tiểu). Do đó, phương án điều trị tối ưu nhất là bổ xung hormone tổng hợp có tên desmopressin. Desmopressin có nhiều dạng bào chế như dạng xịt mũi, thuốc uống hoặc tiêm. Khi bệnh nhân được bổ xung desmopressin, triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng, và việc điều trị tương đối an toàn. Ngoài ra, nếu nguyên nhân liên quan khối u tuyến yên hoặc vùng dưới đối, có thể cần cân nhắc xử lí chúng.
Cần bổ xung lượng dịch bị mất trong đái tháo nhạt trung ương. Tuy vậy trong thời gian điều trị bằng desmopressin, bệnh nhân chỉ nên uống nước khi thực sự rất khát nước. Uống nước quá nhiều có thể gây ra sự bài tiết thừa, nghĩa là thận đang làm cho nước tiểu ít hơn và ít đáp ứng với những thay đổi dịch trong cơ thể.
Đối với đái tháo nhạt trung ương thể nhẹ, bác sĩ có thể chấp nhận một lượng nước cao hơn bình thường - tức là nhiều hơn khoảng 2,5 lít một ngày - để đảm bảo hydrat hóa thích hợp.
2. Bệnh đái tháo nhạt ống thận:
Nguyên nhân gây bệnh không liên quan nồng độ ADH mà do sự bất đáp ứng của ống thận với hormone, vì vậy thuốc desmopressin không có tác dụng điều trị. Phương pháp điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn (ăn nhạt giảm muối) có tác dụng làm giảm lượng nước tiểu. Ngoài ra cũng cần cân đối lượng nước uống vào để tránh mất nước.
Bệnh đái tháo nhạt ống thận
Điều trị triệu chứng sử dụng thuốc hydrochlorothiazide opiat đơn độc hoặc kết hợp. Mặc dù là một hydrochlorothiazide (lợi tiểu thường được sử dụng để tăng sản lượng nước tiểu) nhưng lại có tác dụng làm giảm lượng nước tiểu trong trường hợp này.
Ngoài ra, một số đái tháo nhạt ống thận gây ra do thuốc thì cần ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc tương ứng.
3. Bệnh đái tháo nhạt thai nghén:
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định desmopressin hormone tổng hợp cho bệnh nhân. Chỉ trong số hiếm trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc không chỉ định desmopressin mà áp dụng phương pháp điều trị khác tương ứng nguyên nhân gây bệnh.
Lưu ý cho bệnh nhân mắc đái tháo nhạt
Điểm quan trọng nhất là luôn cần đảm bảo cơ thể đủ nước, ngăn hiện tượng mất nước. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại dung dịch nào có thể sử dụng nhằm phòng mất nước và luôn nhớ mang theo nước để bổ xung khi cần.
Vòng tay y tế hoặc thiết bị cảnh cáo, thẻ y tế cảnh báo kèm hướng dẫn xử lý đôi khi có thể cứu mạng bệnh nhân. Chúng có thể tăng khả năng nhận được điều trị chuyên nghiệp, chính xác, phù hợp nhu cầu của bệnh nhân nhất thay vì phải xác định vấn đề rồi mới điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur
Nguồn: http://ytevietnam.net.vn/