-
Tử vong trong giấc ngủ, căn bệnh giết người nhưng dễ bị bỏ qua
-
Giật mình trước tỷ lệ ung thư vú ngày càng trẻ hóa, mỗi năm phát hiện hơn 15.000 người
Tiêu hủy gần 2.000 gia cầm tại Phú Yên nơi có ổ dịch H5N6
Tiến hành tiêu hủy gần 2.000 gia cầm
Theo cập nhật thông tin từ trang tin tức y tế được biết ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên vừa tiến hành tiêu hủy gần 2.000 gia cầm chủ yếu là gà tại ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở thôn Đông Bình, xã Hoà An, huyện Phú Hoà.
Cũng trong chiều ngày 1/11 ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên xác nhận thông tin trên và cho biết, ổ dịch H5N6 trên được phát hiện tại trại gia cầm của ông Nguyễn Thanh Cảnh vào ngày 27/10. Trại này đang nuôi 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thịt và 30 con vịt. Chỉ sau 2 ngày xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm, số lượng gia cầm chết đã lên hơn 1.700 con. Đây là loại cúm độc lực mạnh và có khả năng lây bệnh sang cả người.
Sau khi phát hiện ổ dịch, cơ quan thú y địa phương đã tiến hành kiểm tra mổ khám và gửi mẫu đi kiểm nghiệm xác định bệnh. Kết quả, gia cầm chết dương tính với cúm A/H5N6.
Được biết chủng virus H5N6 rất độc, bán kính để tiêu độc sát trùng trong vùng này là trong vòng 3km. Trước tình trạng trên trạm cùng thú y cơ sở hướng dẫn người dân và phun tiêu độc sát trùng hết toàn bộ, sau đó cấp vắc-xin. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên sẽ cấp 300.000 liều vắc xin cúm gia cầm để tiêm phòng cho 6 xã ở khu vực lân cận gồm: Xã Hòa An, Hòa Trị, Hòa Thắng, Hòa Bình, Hòa Thành, Bình Ngọc, 5000 lít thuốc tiêu độc khử trùng để xử lý vùng dịch. Do chỉ mới có một ổ dịch nên tỉnh Phú Yên chưa công bố dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành thú y sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn ra, nguồn vào của gia cầm ở vùng xảy ra bệnh cúm A/H5N6.
Hiện chưa có vác xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên cách chủ động phòng tránh là an toàn nhất
Cách nhận biết và phòng chống bệnh cúm gia cầm H5N6
Hiện nay ngoài các bệnh như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp, EBOLA thì chúng ta cần cảnh giác với một loại dịch nữa đó là dịch cúm gia cầm H5N6. Cúm H5N6 là loại cúm cực độc và có thể lây lan sang người một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên loại cúm gia cầm này có thể ngăn ngừa được. Để bảo vệ an toàn đàn gia cầm, chỉ cần thực hành những thói quen tốt sau:
- Nuôi nhốt gia cầm trong chuồng.
- Chỉ mua gia cầm giống từ cơ sở có giấy chứng nhận đã kiểm dịch.
- Khi thấy gia cầm ốm, báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn, không chữa cho gia cầm ốm.
- Khi có chim hoang dã bị chết ở khu vực nuôi gia cầm, cần đeo khẩu trang và găng tay để cho vào túi nilon, đồng thời báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.
- Hàng tuần rửa sạch và khử trùng dụng cụ chăn nuôi, khử trùng chuồng trại bằng vôi bột...
- Tiêm phòng cho gia cầm: Tiêm vác xin phòng cúm cho gia cầm nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho đàn gia cầm và cho người, nhưng được thực hiện đồng thời với các biện pháp phòng chống khác như đã nói ở trên.
Bên cạnh đó để dịch cúm H5N6 không lây lan sang người chúng ta cần thực hiện biện pháp ăn chín uống sôi, không ăn các loại tiết canh gia cầm hay trứng chưa được làm chín.
Cũng theo các bác sĩ bệnh chuyên khoa thì các triệu chứng cúm H5N6 ở người rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm thông thường như: sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 380C, đôi khi rét run, mặt đỏ, đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay, đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch, khó thở. Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Mặc dù là loại dịch nguy hiểm nhưng hiện chưa có vác xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe giới tính của người thân và cộng đồng.
Nguồn: ytevietnam.net.vn