Theo những tin tức y tế mới nhất, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp PET/CT giúp tầm soát sớm bệnh ung thư, trở thành bệnh viện đầu tiên của thành phố trang bị hệ thống máy kỹ thuật cao này.
- Kỳ lạ: Bác sĩ Việt đua nhau tham gia CLB Võ thuật để tự vệ
- Đau thấu tâm can khi bác sĩ vụ tai biến y khoa phải “đơn phương độc mã”
- Bác sĩ ơi, lo cho người ít thôi, đến lúc lo cho mình rồi đấy!
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khai trương hệ thống PET/CT
Dễ dương tính giả
Theo thống kê, nước ta mỗi năm có khoảng 150.000 trường hợp mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn nên hiệu quả điều trị không cao. Một phần là do các kỹ thuật chẩn đoán thông thường (CT, MRI, X-quang, siêu âm..) không thể phát hiện sớm các tế bào ung thư hoặc các tổn thương (giai đoạn phân tử, tế bào...).
Theo chia sẻ của nhiều người, đặc biệt là các Fanpage dành cho bệnh nhân ung thư về phương pháp phát hiện ung thư từ giai đoạn phân tử, tế bào đó là chụp PET/CT.
Tại Hà Nội chỉ một số bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108.. có máy chụp PET/CT và gần đây nhất là Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Tuy nhiên, công dụng của máy chụp PET/CT trong tầm soát ung thư không phải lúc nào cũng như kỳ vọng đặc biệt nó có thể trở thành “máy chém” người bệnh với chi phí đắt đỏ.
Bác sĩ Huynh Wynn Tran bác sĩ người Việt Nam, công tác tại Mỹ đã mổ xẻ phương pháp được nhiều người hi vọng là phát hiện ung thư từ trứng nước này.
Bác sĩ Huynh Wynn Tran cho biết PET/CT là phương pháp chụp ảnh kết hợp giữa chụp cắt lớp CT (Computed Tomography, dùng tia bức xạ X quang để tạo ra hình ảnh) và PET (Position Emission Tomography, dùng chất phóng xạ liều nhỏ để ghi hình các vùng có tốc độ chuyển hoá cao - Metabolism).
Chi phí cho một lần làm PET - CT là rất lớn
Bệnh chuyên khoa Ung bướu thường có tế bào ung thư thường phát triển nhanh hơn, cần nhiều năng lượng hơn, và có tốc độ chuyển hoá nhanh hơn tế bào bình thường. Đường là một dạng năng lượng cần thiết để các tế bào ung thư cần. Trong cách chụp PET, một liều phóng xạ nhỏ được đánh dấu vào một chất gần giống nguyên tử đường (Dược chất phóng xạ, Fluorodeoxyglucose 18 or FDG-18). Tế bào ung thư thường sẽ hấp thu đường và dĩ nhiên sẽ hấp thụ chất FDG-18. Khi các tế bào này hấp thu, các vùng có tế bào ung thư sẽ sáng lên, và đây là cách PET theo dõi và phân giai đoạn ung thư. Kết hợp với CT, phương pháp PET/CT cho biết vùng tăng tốc độ chuyển hoá và vị trí chính xác trên cơ thể.
Đây là điểm mạnh nhất của PET/CT trong điều trị ung thư khi cho phép bác sĩ theo dõi phản ứng của khối u, định lại giai đoạn, hoặc theo dõi ung thư. Ngày nay PET/CT là không thể thiếu trong điều trị ung thư hiện đại.
Tuy nhiên, các dạng bệnh lý khác cần nhiều năng lượng như nhiễm trùng hoặc viêm cũng cần nhiều năng lương để tái tạo. Vì vậy, các vùng này cũng sẽ sáng lên khi chụp PET. Nói cách khác, PET không phân biệt được đâu là ung thư và đâu là nhiểm trùng.
Chính vì điểm này, chụp PET/CT chỉ chỉnh định sau khi đã có chẩn đoán ung thư, không phải tầm soát ung thư. Mục đích chính của PET/CT là tìm ra giai đoạn ung thư và theo dõi ung thư có phản ứng tốt với cách điều trị.
Mỹ có sử dụng PET/CT?
Hiện nay, các tổ chức y khoa tại Mỹ (ACR, ASCO, ACP) (2,3,4) đều khuyến cáo không nên dùng PET/CT để tầm soát ung thư vì không có hiệu quả.
Chi phí cao khiến cho bệnh nhân nghèo khó có thể tiếp cận được với dịch vụ này
Cũng có nhiều ý kiến đề nghị tầm soát ung thư tại Mỹ. Một nghiên cứu năm 2007 từ Hội Y Khoa Hạt Nhân Hoa Kỳ, Society of Nuclear Medicine, tổng hợp các nghiên cứu về PET/CT trong việc tầm soát ung thư nhiều nơi trên thế giới (Nhật Bản và Đài Loan), kết luận PET/CT không hiệu quả trong việc tầm soát ung thư. Từ đó các ý kiến về tầm soát không còn nữa.
Theo những thông tin mà các chuyên gia Y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số nhà nghiên cứu cho rằng PET/CT có thể phát hiện tế bào ung thư ở gian đoạn sớm. Điểm này không chính xác hoàn toàn. PET có thể nhận ra các vùng tăng tốc độ chuyển hoá, nhưng không hẳn là tế bào ung thư như giải thích phía trên.
Tác dụng phụ của PET
Bác sĩ Huynh Wynn Trần cho biết chụp CT dùng tia bức xạ để chụp ảnh (nhiều khoảng 400 lần chụp XQ ngực) nên bệnh nhân sẽ có rủi ro về phơi nhiễm tia bức xạ. Chụp PET dùng chất phóng xa liều nhỏ nên có những rủi ro về phản ứng với dược chất phóng xạ. Nhìn chung, những rủi ro về mặt này của PET/CT là không đáng kể so với kết quả thu được. Dược chất phóng xạ FDG18 đã được dùng trên 50 năm và cho thấy rất ít rủi ro.
Rủi ro nguy hiểm của PET/CT hơn là cho kết quả dương tính sai (false positive) vì có thể lầm lẫn giữa khối u và vùng viêm nhiễm. Các BS chẩn đoán hình ảnh phải được đào tạo chuyên sâu để đọc các phim PET/CT.
Không chỉ có những tác dụng phụ, mà PET/CT đang trở thành "máy chém". Tại Mỹ, giá chụp PET/CT khoảng $2,000-7,000 nên hầu như các hãng bảo hiểm đều từ chối chụp PET/CT trong việc tầm soát. Họ chỉ chịu trả khi bệnh nhân đã có chẩn đoán ung thư. Rất nhiều tổ chức y khoa phản đối vì không có tác dụng trong việc tầm soát ung thư.
Tại Việtnam, chụp PET/CT khoảng 20 triệu đồng ($1000) và bệnh nhân phải trả tiền túi. Vì vậy, không khó hiểu khi có một bệnh viện quảng cáo tấm soát ung thư bằng phương pháp này.
Với những chi phí "cắt cổ" như thế với người nghèo họ càng sợ ung thư hơn. BS Huynh Wynn Trần cho rằng thay vì phải đi chụp PET/CT mọi người có thể sử dụng những cách tầm soát ung thư hiện nay (chụp nhũ ảnh, nội soi ruột) khá hiệu quả và rẻ tiền.
Cách tầm soát ung thư tốt nhất là ngăn ngừa ung thư trong khả năng của mình, gồm không hút thuốc + không uống rượu, tập thể dục, ăn uống sạch chứ không phải tốn 20 triệu đồng cho một phương pháp chưa được chấp thuận.
Nguồn: Theo báo infonet – Ytevietnam.net.vn