- Cách sử dụng thuốc Alpha chymotrypsin chính xác và đạt hiệu quả cao
- Từ tháng 12 năm 2018, 5 đối tượng được miễn hoàn toàn viện phí
- Đã có thuốc chữa ung thư giá 62 triệu/ lọ
Hướng dẫn sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin
Tên dược phẩm và dược chất
- Viên nén Loratadin hàm lượng 10mg, mỗi viên nén chứa 10mg loratadine.
Tác dụng và chỉ định
Cơ chế tác dụng
- Loratadine, là thuốc tân dược kháng histamine ba vòng với hoạt tính chọn lọc trên H 1 -receptor ngoại biên. Không có tác dụng trên thần kinh trung ương. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin, tuy nhiên thuốc không có tác dụng hỗ trợ và điều trị trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ.
- Loratadine hầu như không có hoạt tính trên H 2 -receptor. Thuốc không ức chế sự hấp thu của norepinephrine và thực tế không ảnh hưởng đến chức năng tim mạch.
- Viên nén Loratadin được chỉ định trong điều trị các triệu chứng dị ứng như: viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, ngứa mũi, xót mắt, hắt hơi và các triệu trứng mề đay mãn tính và các rối loạn dị ứng ngoài da khác.
Tác dụng và chỉ định thuốc Loratadin
Liều dùng
- Người lớn: dùng 1 viên/ngày
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên (cân nặng trên 30 kg): dùng 1 viên/ngày
- Đối với trẻ dưới 6 tuổi hoặc cân nặng dưới 30 kg cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: không dùng viên nén Loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi
- Bệnh nhân suy gan: liều ban đầu 10 mg mỗi ngày cho người lớn và trẻ em nặng hơn 30 kg sau đó giảm liều dần dần.
Chống chỉ định
- Người quá mẫn cảm với loratadin hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
- Loratadin nên được dùng thận trọng ở những bệnh nhân bị suy gan nặng
- Thuốc này có chứa đường sữa do đó những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
- Ngừng sử dụng Loratadin ít nhất 48 giờ trước khi kiểm tra da vì thuốc có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các phản ứng tích cực khác với chỉ số phản ứng da.
Tương tác với các thuốc khác
- Khi sử dụng đồng thời Loratadin với ketoconazole, erythromycin và cimetidine thường làm tăng nồng độ loratadin trong máu.
- Ảnh hưởng của thuốc trên các đối tượng đặc biệt
- Phụ nữ có thai: thuốc không gây dị tật trên thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản tuy nhiên tốt nhất là nên tránh sử dụng thuốc khi mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: Loratadine được bài tiết qua sữa mẹ do đó Loratadin không được khuyến cáo ở phụ nữ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn khi dùng Loratadin
Các phản ứng bất lợi thường gặp là buồn ngủ (1,2%), đau đầu (0,6%), tăng sự thèm ăn (0,5%) và mất ngủ (0,1%) hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch.
Tác dụng không mong muốn khi dùng Loratadin
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn (bao gồm phù mạch và sốc phản vệ), rối loạn hệ thần kinh, chóng mặt, co giật, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khô miệng, viêm dạ dày, rối loạn gan mật, rối loạn da và mô dưới da, phát ban, rụng tóc.
Quá liều và phương pháp xử trí
Quá liều loratadine làm tăng sự xuất hiện của các triệu chứng kháng cholinergic. Dẫn đến tình trạng buồn ngủ, nhịp tim nhanh và đau đầu.
Trong trường hợp quá liều xử trí chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Có thể sử dụng than hoạt tính hoặc rửa dạ dày, gây nôn có thể được xem xét. Phương pháp hay sử dụng là gây nôn bằng Ipeca nếu bệnh nhân hông nôn trong vòng 15 phút thì cho dùng lại liều Ipeca, đề phòng hít dịch nôn vào đường hô hấp sau khi nôn nên cho bệnh nhân dùng than hoạt pha với nước để hấp thu dịch còn lại trong dạ dày. Nếu gây nôn không thành công thì tiến ành súc rửa dạ dày. Do loratadin không thải được qua đường lọc máu nên cần theo dõi bệnh nhân sau khi được điều trị cấp cứu.
Theo dõi tình trạng của bệnh nhân sau khi điều trị.
Bảo quản thuốc
Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ 2-30 độ C, tránh ánh sáng.
Nguồn: Y Tế Việt Nam