Theo các chuyên gia y tế, Quyết định trên của Thủ tướng hoàn toàn có cơ sở khoa học, hôn nhân không phải càng muộn càng tốt mà nên có sự kết hợp giữa các yếu tố trong độ tuổi sinh sản tốt nhất cho phụ nữ.
- Hai nhóm nghiên cứu phát triển thành công kháng thể tiêu diệt SARS-CoV-2
- Phát hiện mới: COVID-19 lây qua mắt cao gấp 100 lần so với SARS
- Việt Nam trở thành cảm hứng chống dịch COVID-19 tại CH Séc
Vì sao thanh niên nên kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con (ảnh minh họa).
Theo Tin tức Y tế mới nhất tổng hợp, Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" với mục tiêu chính là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, đồng thời giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Quyết định này của Thủ tướng có đề cập đến vấn đề khuyến khích thanh niên nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi.
Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, việc khuyến khích này hoàn toàn có căn cứ khoa học, mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cũng như tinh thần cho các cặp vợ chồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số và hạnh phúc mỗi gia đình.
Vì sao khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi
Giải thích về điều này, Bác sĩ Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho rằng, nếu kết hôn quá sớm, suy nghĩ chưa chín chắn, các bạn trẻ có thể chưa tìm được một người thực sự phù hợp với mình. Tuy vậy không phải kết hôn càng muộn càng tốt mà nên căn cứ phù hợp với các yếu tố trong độ tuổi sinh sản tốt nhất cho phụ nữ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ là trong khoảng từ 20 đến dưới 35 tuổi. Các chuyên gia y tế cũng cho biết, khả năng sinh sản của phụ nữ thay đổi theo độ tuổi. Cụ thể, phụ nữ dễ thụ thai nhất trong độ tuổi từ 20 – 24. Sau đó, khả năng thụ thai của phụ nữ giảm dần, và giảm mạnh sau mốc 35 tuổi. Từ tuổi 45 trở đi, ít phụ nữ có thể mang thai một cách tự nhiên.
Còn xét về khía cạnh chăm sóc con cái thì phụ nữ 25-34 tuổi thuận lợi hơn do khả năng ổn định hơn về tâm lý, tài chính và các vấn đề khác.
Xét về góc độ khác, nếu phụ nữ kết hôn và sinh con muộn thì sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng trong thai kỳ. Ví dụ như phụ nữ lớn tuổi thường có sẵn nhiều vấn đề bệnh lý hơn so với phụ nữ trẻ như huyết áp cao dễ dẫn tới nguy cơ tiền sản giật. Tuổi tác tăng cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ gây ra rất nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mẹ và sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh đó phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh do thiếu, thừa hay tổn thương nhiễm sắc thể tăng lên.
Do vậy các chuyên gia khuyến cáo, không nên sinh con sau 35 tuổi để hạn chế nguy cơ đứa trẻ gặp các rủi ro không đáng có.
Ngoài ra việc kết hôn ở độ tuổi phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý, tình cảm và cuộc sống hôn nhân.
Nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân
Nên đi khám sức khỏe trước hôn nhân
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyến cáo các bạn trẻ khi có ý định kết hôn và sinh con thì nên đi khám sức khỏe trước hôn nhân. Đây là việc rất quan trọng, giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh, đồng thời giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam tổng hợp.