- Truy tìm thủ phạm khiến trẻ biếng ăn
- Học hỏi cách dạy con tự lập ngay từ nhỏ của người Nhật
- Cách phòng và điều trị eczema cho trẻ vào mùa đông
Viêm phổi nặng diễn biến như thế nào?
Theo thống kê từ Tin Y Dược chăm sóc nuôi dạy trẻ, trong 1 chương trình nghiên cứu tại Việt Nam: Trung bình mỗi năm một đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp nói chung từ 3-5 lần, trong đó khoảng 1-2 lần là viêm phổi. Viêm phổi không được điều trị có thể chuyển thành viêm phổi nặng và nguy kịch tỉ lệ tử vong rất cao. Cụ thể tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm đến 75% tử vong do các bệnh về hô hấp, chiếm 30-35% tử vong trẻ em nói chung.
Viêm phổi nặng: bệnh lý hàng đầu gây tử vong ở trẻ em
Chuyên gia Nhi khoa (bà) Lâm Nhung (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ các nguyên nhân gây viêm phổi là do vi khuẩn, virus, nấm hay do mycoplasma.
- Virus thường gặp gây bệnh viêm phổi là virus hợp bào đường hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, adenovirus.
- Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất là do vi khuẩn ( Phế cầu, HIB, tụ cầu, liên cầu, E.coli…).
- Viêm phổi do mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
- Nấm: Thường gặp nhất là nấm Candida Albicans gây tưa miệng ở trẻ nhỏ, bào tử nấm có thể phát triển xuống phế quản phổi, gây viêm phổi do nấm.
Các tác nhân gây bệnh trên khi xâm nhập vào phổi gây nên tổn thương các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương gây phù nề niêm mạc, tăng tiết đờm dãi bít tắc đường dẫn khí gây khó thở, suy hô hấp. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu O2 và tăng CO2 trong máu gây nên các rối loạn bệnh lý khác: Toan hô hô hấp, toan chuyển hóa, trụy tim mạch, suy tim…
Viêm phổi diễn tiến qua các giai đoạn như sau:
Viêm phổi nặng diễn biến như thế nào?
Giai đoạn khởi phát: Trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt ( sốt nhẹ tăng dần hoặc sốt cao ngay từ đầu), có thể kèm theo nôn, trớ, rối loạn tiêu hóa. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém.
Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô lưỡi bẩn, ho nhiều ( ho khan hoặc ho đờm), nhịp thở tăng nhanh, khó thở với các biểu hiện cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực. Trường hợp nặng có thể thấy tím tái lưỡi, quanh môi, đầu chi, rối loạn nhịp thở, suy tim, trụy mạch…
Bác sĩ thăm khám qua nghe phổi thấy có ran ẩm to nhỏ rải rác ở 1 hoặc 2 bên phổi, ngoài ra có thể thấy ran ngáy, ran rít. Chụp XQ thấy có nốt mờ rải rác chủ yếu ở vùng rốn phổi, cạnh tim. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng.
Chăm sóc và điều trị viêm phổi nặng
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà phác đồ điều trị khác nhau. “Với trẻ viêm phổi nặng có nhiều dấu hiệu nguy hiểm như thở nhanh, khó thở, thở rút lõm lồng ngực… trẻ cần được điều trị tại viện với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn hoặc phòng bội nhiễm, các loại thuốc giúp giảm phù nề, giảm tiết dịch, hạ sốt… Trẻ cần được theo dõi sát để xử trí các biến chứng về suy hô hấp, trụy tim mạch có thể xảy ra.” - (bà) Lâm Nhung (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thêm.
Chăm sóc và điều trị viêm phổi nặng
Chăm sóc trẻ ngoài thực hiện thuốc theo đúng y lệnh, nên chú ý đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh cho trẻ. Cho trẻ ăn đa dạng đủ chất để tăng cường đề kháng, trẻ ăn kém có thể chia nhiều bữa nhỏ giúp trẻ ăn được nhiều hơn, cho trẻ ăn trái cây chín, nước hoa quả, bù điện giải khi có sốt. Vệ sinh mũi đảm bảo đường thở thông thoáng bằng các dung dịch muối sinh lý nhỏ làm loãng đờm, hướng dẫn trẻ xì mũi, khạc đờm, nếu trẻ không thực hiện được có thể hút giúp trẻ bằng dụng cụ.
Nguồn: ytevietnam.net.vn - Lâm Nhung (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)