Vì sao bác sĩ được tính toán chi phí điều trị cho bệnh nhân?

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, ông Phạm Lương Sơn chia sẻ đơn vị muốn các bác sĩ điều trị có thể tự tính đoán chi phí điều trị và sử dụng thuốc hợp lý.

Ngày 16/09/2017, 07:24:26   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4370

Theo trang tin tức y tế mới nhất thì Bảo hiểm Xã hội Viện Nam sẽ không siết chặt việc kê đơn biệt dược gốc khi bác sĩ điều trị cho bệnh nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh. Tin y tế thông tin đây cũng là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Theo trang tin tức y tế mới nhất thì Bảo hiểm Xã hội Viện Nam sẽ không siết chặt việc kê đơn biệt dược gốc khi bác sĩ điều trị cho bệnh nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh. Tin y tế thông tin đây cũng là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) đã gửi công văn cho Bộ Y tế đề nghị thống nhất việc sử dụng biệt dược gốc tại các cơ sở khám chữa bệnh để thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Báo Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH VN về lợi ích của việc thực hiện thống nhất quản lý biệt dược gốc trong các cơ sở khám chữa bệnh.

PV: Thưa ông, công văn số 3968 mới đây của BHXH VN gửi Bộ Y tế đang bị một bộ phận bác sĩ cho rằng, BHXH VN đang "siết" dần việc điều trị của họ từ việc siết xét nghiệm cho đến kê đơn. Vì sao lại có công văn 3968 này, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Việc quản lý biệt dược gốc trong điều trị theo định hướng là hướng tới sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Chúng ta đã biết, thứ nhất: biệt dược gốc là thuốc mới, thuốc tốt và thuốc mới được phát minh; thứ hai: Biệt dược gốc được bảo hộ độc quyền trong vòng 20 - 30 năm, tùy theo tiêu chuẩn của tổ chức quản lý biệt dược gốc đó.

Tuy nhiên, chính từ hai điểm đó nên biệt dược gốc rất đắt bởi chi phí nghiên cứu, sản xuất thuốc rất tốn kém. Chi phí để bỏ ra nghiên cứu 1 thuốc mới có thể lên đến hàng trăm triệu USD và tỷ lệ thành công để có 1 thuốc đưa ra thị trường thì chỉ có 5 %. Vì thế, giá trị của biệt dược gốc cao và được cả thế giới công nhận.

Tuy nhiên, vẫn có 1 dòng thuốc nữa đó là dòng thuốc Generic nhóm 1 là những thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham gia ICH và Australia.

Đây là thuốc hết hạn bảo hộ, cùng hàm lượng, hoạt chất, nồng độ nhưng được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau và có giá trị tương đương với biệt dược nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều. Trong xu thế quản lý mới, người ta hướng tới nâng cao chất lượng quản lý thuốc, họ phân nhóm chất lượng thuốc phụ thuộc vào công nghệ, hóa chất, tiêu chuẩn nhà máy của thuốc đó.

Do chất lượng công nghệ của thuốc Generic nhóm 1 tương đương với biệt dược gốc giá thành rẻ nên xu hướng trong những trường hợp phổ biến họ dùng generic nhóm 1 thay thế biệt dược gốc. Đây là xu thế chung của cả thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam, thậm chí ở các nước G7, G20 người ta cũng có xu hướng đó.

Việc thay thế dần các biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ sang nhóm Generic, dư luận đặt câu hỏi phải chăng BHXH đang thắt chặt chi tiêu quỹ của họ chứ không phải lợi ích cho người bệnh? Ông nghĩ sao về nghi ngờ này?

Ông Phạm Lương Sơn: Lợi ích của việc này rất nhiều và không chỉ cho riêng ngân sách mà ngay cả chính người bệnh cũng được bảo vệ túi tiền của mình.

Thứ nhất, nó sẽ đảm bảo nhiều người được sử dụng thuốc tốt, bởi vì cùng nguồn tài chính sử dụng hiệu quả thì nhiều người bệnh được sử dụng thuốc đó hơn và việc điều trị hiệu quả sẽ tốt hơn, đây là công bằng xã hội.

Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề

Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề

Thứ hai, hiệu quả về kinh tế, chi phí khám chữa bệnh giảm đi, đỡ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, quỹ BHYT và chính chi phí từ tiền túi người dân. Điều này, ngay cả các nước khác, người ta cũng đã tính toán chi phí người dân phải bỏ "tiền túi" vẫn đang là con số đáng kể.

Thứ ba, khuyến khích phát triển công nghiệp dược trong nước. Khi định hướng sử dụng generic nhóm 1 thì những nước trong nhóm sản xuất đó, quốc gia đó có điều kiện tự mình sản xuất ra thuốc tốt, chất lượng tốt nằm ở nhóm 1 của generic.

Thứ tư, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm biệt dược gốc, hạn chế được tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, quen thuốc.

Chính phủ đã có chỉ đạo định hướng đưa việc sử dụng biệt dược gốc về tỷ lệ hợp lý.

Theo ông, làm thế nào để có việc sử dụng thuốc biệt dược gốc hợp lý khi thực tế các bác sĩ đều không mặn mà với nhóm thuốc generic kia?

Ông Phạm Lương Sơn: Với biệt dược gốc đã hết thời kỳ bảo hộ thì phải có giải pháp, cơ chế đầu thầu chung với các thuốc generic nhóm 1 có nhiều số đăng ký từ 3 số đăng ký trở lên để kéo thuốc biệt dược gốc đi đúng giá trị của nó, đảm bảo giá tốt nhưng vẫn sử dụng thuốc đó.

Ngoài ra, làm sao để tạo tư duy mới cho bác sĩ khi chỉ định thuốc chỉ sử dụng biệt dược gốc khi thuốc khác đã không có hiệu quả điều trị. Bác sĩ phải tính bài toàn kinh tế chi phí hiệu quả. Chi phí hiệu quả không phải là giá 1 đơn thuốc rẻ mà là giá trị của cả đợt điều trị đó thấp.

Nếu dùng 1 loại thuốc đơn giá thấp nhưng kéo dài ngày điều trị thì tổng chi phí thuốc cũng rất cao nhưng dùng loại thuốc tốt giá cao, ngày điều trị ngắn thì chi phí sẽ giảm, vì thế nên người ta yêu cầu việc điều trị làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đây là trách nhiệm của bác sĩ khi đặt bút kê đơn.

Mặt khác, trong thời gian tới, để làm được điều đó thì Bộ Y tế phải thống kê ban hành ra danh mục thuốc biệt dược gốc hết thời gian bảo hộ và sửa đổi Thông tư 11/2016/TT-BYT, đưa ra quy chế, quy trình đấu thầu các biệt dược gốc với các thuốc generic nhóm 1 nhiều số đăng ký để tránh độc quyền.

Xin cảm ơn ông!

Cuộc trao đổi trên đây cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều các bạn sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo Báo Infonet