-
Năm 2019 chương trình ghép phổi sẽ chính thức được “trình làng” tại Việt Nam
-
Nhiều người trẻ bị suy đa tạng, hôn mê do ngộ độc các loại ma túy mới
Vai trò của Kẽm là gì
Nhu cầu sử dụng Kẽm của cơ thể
Tin Y Tế tổng hợp, Trong cơ thể có khoảng 2 đến 3g Kẽm (Zn), hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da, tóc móng. Lượng Zn trong cơ thể phân phối không đồng đều, nhiều ở tinh hoàn (300mcg/g). Sau đó là ở tóc (150mcg/g), xương (100mcg/g), gan, thận, cơ vân, da, não. Zn có đặc điểm: không dự trữ trong cơ thể, do nó có đời sống sinh học ngắn chỉ khoảng 12,5 ngày trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ. Có hơn 100 loại men cần có Zn để hình thành các phản ứng hóa học trong cơ tế bào.
Zn giúp vết thương mau lành, Zn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, vì Zn giúp sinh tinh và phát triển bào thai khỏe mạnh. Zn thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Zn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ và sửa chữa AND, giảm thời gian và triệu chứng cảm cúm. Zn cũng giúp giảm sự viêm nhiễm ở da, giúp điều trị bệnh về mụn, viêm da, …giúp giảm đau và sưng do viêm khớp. Zn còn tốt cho thị giác, vị giác và khứu giác.
Kẽm có mặt ở mọi món ăn?
Zn có vai trò điều hòa chuyển hóa lipid và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, tham gia vào chức năng tạo máu.
Chuyên gia y tế chia sẻ: Zn cần thiết cho tổng hợp tryptophan, cho sự biệt hóa và sự ổn định màng. Zn cần thiết cho thị lực, còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Bạch cầu cần có Zn để chống lại nhiễm trùng và ung thư. Zn kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế bào mới, tăng liền sẹo.
Triệu chứng của thiếu Kẽm
Cơ thể bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành. Vị giác và khứu giác kém. Là yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh eczema, bệnh vảy nến hoặc nổi mụn nhiều, nổi hạt gạo ở móng tay, ăn kém ngon, tóc chậm phát triển…Có một số người vị giác, khứu giác bất thường do thiếu kẽm, điều này giải thích tại sao một số thuốc chống kém ăn điều trị biếng ăn có thành phần chứa Zn.
Mất đi một lượng nhỏ Kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Một người đàn ông khỏe mạnh mỗi lần xuất tinh chứa khoảng 1mg chất này. Phụ nữ có thai nếu để thiếu Zn sẽ giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai.
Cơ thể con người không thể thiếu Kẽm
Thiếu chất Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng…
Nhu cầu Zn là khoảng 10 đến 15mg/ ngày, ở trẻ dưới 1 tuổi là khoảng 5mg/ ngày, trẻ từ 1 đến 10 tuổi là khoảng 10mg/ ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ ngày đối với nam và 12 mg/ ngày đối với nữ, với phụ nữ mang thai cần 15 mg/ ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19 mg/ ngày và cho con bú lúc 6 đến 12 tháng cần 16 mg/ ngày. Lượng Zn được hấp thu khoảng 5 mg/ngày. Zn được hấp thu chủ yếu tại tá tràng và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng.
Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu vào khoảng 33%. Giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Nên cho trẻ ăn đủ chất đạm từ động vật, vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm này của thức ăn giàu phytate thay vì hạn chế thức ăn thực vật. Ca làm tăng bài tiết Zn và do đó làm giảm tỷ lệ hấp thu Zn, không nên uống cùng lúc với Zn. Để tăng hấp thu kẽm, nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C. Zn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính miễn dịch mạnh cho cơ thể để chống cảm lạnh, cúm. Thiếu Zn cũng gây ra bệnh ngoài da, vết thương chậm lành.
Thức ăn nhiều Zn là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dâù (haṇ h nhân, haṭ điều, đậu phộng..).
Với trẻ nhũ nhi, để có đủ Zn, nên cố gắng cho bú mẹ vì Zn trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9 mg/l. Lượng Zn mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu Zn để có đủ cho cả hai mẹ con.
Các khoáng chất là những thành phần cần thiết cho các chức năng của cơ thể, từ hệ thần kinh cơ bắp tới điều hòa hòa tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng thiếu chúng là cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt động.
Theo Bùi Huỳnh: Y Tế Việt Nam 2019 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ