Theo dõi và xử trí phản ứng tiêm sau tiêm chủng

Phản ứng sau tiêm là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng.

Ngày 07/07/2019, 03:23:12   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1778

Tiêm chủng cho trẻ là việc cần thiết
Tiêm chủng cho trẻ là việc cần thiết

Một số khái niệm trong tiêm chủng

Tiêm vaccine là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh để kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh.

Các loại vaccine virus dùng các virus đã bị vô hiệu hóa, trong khi nhiều vaccine vi khuẩn dựa trên thành phần tế bào nhỏ của vi khuẩn bao gồm các thành phần độc hại đã bị vô hiệu hóa.

Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vaccine. Hầu hết ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, rất hiếm có phản ứng ở mức độ nặng như hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ.

Các dấu hiệu cần đưa trẻ sau tiêm chủng đến cơ sở y tế

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm

  • Trẻ quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
  • Trẻ co giật
  • Nôn chớ, bú kém, bỏ bú
  • Phát ban, thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi.
  • Chi lạnh, da nổi vân tím hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.

Các dấu hiệu báo trước sốc phản vệ

Trẻ xuất hiện mày đay, phù mạch nhanh, khó thở, thở rít, đau bụng và nôn, tụt huyết áp.

Khi trẻ xuất hiện 3 trong 8 dấu hiệu sau hoặc có hạ huyết áp:

  1. Thân nhiệt bất thường
  2. Hạ huyết áp
  3. Nhịp tim nhanh
  4. Nhịp thở nhanh
  5. Thời gian làm đầy mao mạch bất thường
  6. Tri giác bất thường
  7. Trương lực mạch bất thường
  8. Da bất thường

Phân loại phản ứng sau tiêm

Phân loại theo mức độ

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng bao gồm các phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm, phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường, mẹ và bé cần lưu ý. Các phản ứng này thông thường là nhẹ và tự khỏi.

Khi tiêm chủng cho trẻ cần phân loại phản ứng sau tiêm
Khi tiêm chủng cho trẻ cần phân loại phản ứng sau tiêm

Tai biến nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm bao gồm khoa thở, sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ, sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, tím tái, ngừng thở… hoặc để lại di chứng hoặc khiến người tiêm tử vong.

Phân loại theo nguyên nhân

Do trùng hợp ngẫu nhiên: xảy ra sau khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân không phải do vắc xin hoặc sai sót trong tiêm chủng hoặc lo sợ do bị tiêm mà do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có hoặc nguyên nhân khác.

Do tâm lý lo sợ: xảy ra do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau, không phải do vắc xin hoặc sai sót trong thực hành tiêm chủng

Do vắc xin: Phản ứng sau tiêm chủng xảy ra do các đặc tính cố hữu của vắc xin hoặc do vắc xin không đạt chất lượng

Do sai sót trong thực hành tiêm chủng: xảy ra do sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng (chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, bảo quản và sử dụng vắc xin không đúng)

Không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân

Xử trí phản ứng sau tiêm chủng

Mức độ nhẹ:

Tiếp tục cho theo dõi tại nhà. Bú mẹ ít một, nhiều lần, uống thêm nước. Hạ nhiệt bằng paracetamol 10-15 mg/kg/lần và theo dõi trẻ nếu có các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Mức độ vừa:

Nhập viện điều trị và theo dõi

Hạ nhiệt: paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần, uống mỗi 4-6 giờ/lần.

Corticoids: MethylPretnisolon 2 mg/kg/ lần/ ngày, tiêm tĩnh mạch;

• Diphenhydramin: 1 mg/kg, uống hoặc tiêm nếu có phản ứng dị ứng

• Chống co giật: Seduxen 0,25 mg/kg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

• Bú mẹ ít một, nhiều lần; Truyền dịch nếu bú kém, nôn chớ

• Liên tục sàng lọc các dấu hiệu của sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ;

• Xuất viện khi trẻ tỉnh táo, bú tốt, giảm và hết sốt.

Mức độ nặng

Hô hấp: Thở oxy lưu lượng cao, SpO2 100%; Đặt nội khí quản dựa vào lâm sàng (công thở, giảm thông khí, tri giác giảm);

Khi tiêm chủng cho trẻ cần chú ý điều gì?
Khi tiêm chủng cho trẻ cần chú ý điều gì?

Tuần hoàn:

• Đặt đường truyền (tĩnh mạch ngoại vi/đường truyền tủy xương).

• Bù dịch cấp cứu: bù nhanh 10-20 ml/kg NaCl 9‰, Albumin 5%, quan sát các dấu hiệu quá tải trong khi bù (vd thở nhanh, rales, nhịp ngựa phi, gan to), có thể bù lên tới 40-60 ml/kg. Bù Glucose 10% nếu thiếu, có thể duy trì nồng độ đường phù hợp theo tuổi. Nếu kháng bù dịch, cho vận mạch đường ngoại biên, đồng thời đặt tĩnh mạch trung tâm,

• Adrenalin 0,05-0,3 mcg/kg/ph đường truyền ngoại biên, khi có tĩnh mạch trung tâm, có thể cho và điều chỉnh Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin.

Phản ứng sau tiêm là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của trẻ vậy nên tùy vào mức độ mà đưa ra hướng xử trí phù hợp.

 Theo: ytevietnam.net.vn - Bùi Huỳnh - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur