- Top 6 công dụng vời của Gừng dành cho sức khoẻ con người
- 5 công thức trà linh chi dành cho người cơ thể suy nhược
- Chữa cảm lạnh bằng các cách sử dụng tỏi đơn giản hiệu quả
Rau đay ăn mát, bổ ngày hè
Theo y học cổ truyền, rau đay vị ngọt, tính hàn giúp tẩm bổ, giúp nhuận tràng, giải nhiệt, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa, an thai,… Do đó, rau đay được sử dụng làm thuốc chữa trị tình trạng say nắng, táo bón. Với phụ nữ có thai và cho con bú, đây cũng là một phương thuốc giúp an thai và giúp sữa nhanh về và nhiều hơn.
Theo y học hiện đại, rau đay giàu các dưỡng chất như: canxi, sắt, vitamin C,... rất tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, trong các loại rau được sử dụng để chế biến cho bé các món ăn dặm, mẹ nên nấu lá rau đay giúp bé ngon miệng hơn.
Công dụng và liều dùng rau đay:
Thanh nhiệt giải độc: Rau đay có tác dụng giúp làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng (say) nắng. Bởi trong rau đay có chứa nhiều nước, chất nhầy, nhiều đường nên có ích lợi cho việc thanh giải nhiệt. Rau đay có tính hàn giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong người.
Lợi sữa: Sau khi sinh vào tuần đầu tiên, ăn hàng ngày 150g-200g, vào mỗi bữa ăn chính. Các tuần lễ sau, mỗi tuần ăn 2 lần với lượng dụng từ 200g-250g thì lượng sữa tăng. Tỷ lệ chất béo trong sữa tăng hơn mức trung bình.
Lưu ý: Dược sĩ Cao đẳng Dược Tp.HCM lưu ý: Phụ nữ sau khi sinh thường sợ lạnh, để lợi sữa nếu muốn ăn canh rau đay thì nên cho thêm một vài lát gừng tươi thái chỉ vào canh trước khi bắc nồi xuống.
Mẹ sau khi sinh ăn rau đay đúng cách sữa về nhiều
Chữa táo bón: Vì trong rau đay có khá nhiều nước có nhiều polysaccharid (làm tăng lưu chuyển ruột, chống tình trạng ứ đọng phân).
Trong rau đay lại có chứa chất nhày nhiều (có tác dụng giúp bôi trơn khiến cho việc tống đẩy dễ), nhiều đường sucrose và inositol (các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm), hóa giải được táo bón.
Khai thông tiểu tiện: Ăn rau đây rất tốt với những người tiểu bí, tiểu đau, tiểu rát.
Bác sĩ YHCT giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: rau đay thân thiện với hệ tiết niệu là bởi rau đay có hoạt chất tác động trên hệ tim mạch (có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu), có tác dụng kháng viêm (nên giải viêm nhiễm đường niệu), tác dụng tiêu thũng (nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài).
Nguồn: Y tế Việt Nam