- Thầy thuốc chia sẻ trị ho hậu Covid-19 bằng hoa đu đủ đực ngâm mật ong
- 3 bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ hiệu quả
- Hướng dẫn cách làm siro húng chanh mật ong trị ho tại nhà
Top 6 công dụng vời của Gừng dành cho sức khoẻ con người
Gừng có vị cay nồng và thơm do có sự hiện diện của các loại tinh dầu và các hợp chất phenolic như gingerols và shogaols. Do hương thơm mạnh mẽ và cay của nó, gừng không chỉ chiếm một vị trí quan trọng như một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn. Gừng còn được coi là "tủ thuốc" của người dân ở Việt Nam, do làm thuốc chữa bệnh mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ khác nhau cho con người.
Gừng có thể dụng ở dạng tươi, hoặc sấy khô, bột, ngâm, hoặc được dùng dưới dạng nước trái cây hoặc dầu. Trà gừng là một phương thuốc dân gian tuyệt vời giúp giải cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả.
Dưới đây chuyên mục Bài thuốc dân gian chia sẻ đến các bạn đọc 6 cộng dụng tuyệt vời của gừng đối trong hỗ trợ điều trị bệnh đơn gian, an toàn và hiểu qua dưới đây nhé!
1/ Gừng làm giảm rối loạn tiêu hóa: Gừng làm giảm các tình trạng: đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đau bụng lạnh, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
2/ Gừng điều trị các vấn đề về hô hấp, giải cảm, giảm viêm, giảm đau: Do đặc tính kháng histamin của gừng, gừng có hiệu quả trong điều trị dị ứng. Nó ức chế sự co thắt đường thở và giúp kích thích sự tiết chất nhầy. Theo đông y, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giải cảm lạnh, cảm cúm.
Gừng giúp làm giảm chứng đau nửa đầu, đau cơ, đau lưng và đau nhức trong bệnh viêm xương khớp. Uống trà với một miếng nhỏ gừng là một cách dễ dàng để làm giảm bớt cơn đau đầu và có một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, một trong những phương thuốc chữa đau bụng kỳ kinh nguyệt hiệu quả nhất cũng chính là uống trà gừng. Ngâm chân với hỗn hợp nước nóng gừng, sả, chanh, muối sẽ giúp giảm đau và chống viêm của bệnh viêm xương khớp.
Một cốc trà chanh gừng hàng ngày giúp luôn khỏe mạnh
3/ Tăng cường hệ thống miễn dịch: Gừng có thể bảo vệ bạn chống lại cảm lạnh và cảm cúm trong mùa đông. Loài cây này rất giàu kẽm, crôm, magiê, kích thích sự lưu thông máu, khiến cơ thể ấm áp hơn, giảm bớt sự ra mồ hôi quá nhiều và sốt. Kết hợp gừng với chanh cũng là một cách bảo vệ hệ thống miễn dịch trong mùa dịch bệnh do virus corona. Một cốc trà chanh + gừng hàng ngày sẽ giúp luôn khỏe mạnh và vui vẻ vào bất cứ mùa nào trong năm.
4/ Gừng điều trị huyết áp thấp: Dùng củ gừng tươi (hoặc củ khô) pha trà uống với mật ong hàng ngày vào lúc sáng bụng đói.
5/ Gừng giúp cải thiện sinh lý nam giới: Sử dụng gừng để hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới là phương pháp được sử dụng từ rất lâu đời.
6/ Gừng giúp phòng chữa sỏi mật: Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Nhật Bản đã phát hiện trong vị cay của gừng thành phần các chất có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglandin – chất gây ra sỏi mật. Khi lượng prostaglandin trong cơ thể có quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) có trong dịch mật có thể sẽ bị tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành sỏi trong túi mật. Một số chất trong củ gừng có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng mucin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, với người mắc bệnh sỏi mật, những người có nguy cơ mắc bệnh này nên thường xuyên trong bữa ăn thêm gừng và một số chế phẩm được làm từ gừng.
Những lưu ý khi sử dụng gừng để đảm bảo an toàn
Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ những lưu ý khi sử dụng gừng để đảm bảo an toàn:
Tuy gừng là một nguyên liệu tự nhiên và an toàn, nhưng bạn nên lưu ý những nguyên liệu, thành phần khác khi kết hợp với gừng để tránh những hậu quả không mong muốn:
Không kết hợp dùng gừng với aspirin và coumarin cùng một lúc. Nếu cần thì phải sử dụng cách nhau 4 giờ.
Không dùng cho những người bệnh đang chảy máu như: chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu,…Đặc biệt, những bệnh nhân chuẩn bị mổ và sau khi mô tuyệt đối không được sử dụng gừng để ăn hay uống.
Mặc dù gừng rất tốt cho phụ nữ mang thai vào thời kì thai nghén nhưng để an toàn thì chỉ nên sử dụng lượng vừa phải. Và trong những tháng thai kì cuối cùng, mẹ bầu không nên sử dụng gừng để tránh tăng huyết áp, gây hại cho cả mẹ và bé.
Không dùng cho những người đang mắc bệnh tim mạch, bị cao huyết áp để tránh hiện tượng huyết áp tăng cao, gây vỡ động mạch, dẫn đến tai biến.
Tuy gừng là một thành phần tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe nhưng để đảm bảo sử dụng hiệu quả và không bị các tác dụng phụ không mong muốn chúng ta nên sử dụng gừng theo đúng liều lượng khuyến cáo. Tránh lạm dụng quá nhiều bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam