Những điều cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ vì cơ thể trẻ còn rất non yếu, chỉ một sơ xuất nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.

Ngày 16/08/2017, 11:25:29   Tác giả :     Lượt xem: 1590

Chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ hẳn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ nhưng cũng sẽ không quá “vất vả” nếu mẹ để ý những việc sau đây.

Trẻ sơ sinh cơ thể còn rất non yếu

Bế trẻ sơ sinh như thế nàođúng?

Rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người lần đầu làm mẹ thường lóng ngóng không biết bế trẻ sơ sinh như thế nào để không ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống và xương cổ của chúng.

Theo trang Tin tức y tế Mẹ và bé, việc bế trẻ sơ sinh rất quan trọng vì lúc này cấu trúc xương của bé còn rất yếu vì vậy mẹ lên bế trẻ theo phương pháp nằm ngang là thích hợp nhất. Ban đầu mẹ hãy đỡ đầu bé lên trước sau đó luồn tay đỡ lấy phần cổ của bé và dùng tay còn lại để nâng mông và lưng của con một cách nhẹ nhàng rồi ôm con vào lòng. Tuyệt đối không được dùng tay xốc thẳng lưng bé lên nếu không muốn trẻ bị vẹo cổ.

             

Mới sinh mẹ lên bế trẻ theo phương pháp nằm ngang

Khi cho trẻ bú mẹ nên chú ý đến tư thế bế của mình đảm bảo cho bé bú đủ và tạo cảm giác thoải mái cho bé, lúc này nên  để cơ thể bé nằm xuôi theo một đường thẳng, áp bụng mẹ vào bụng bé rồi để  mặt bé quay vào đầu vú mẹ. Đặt bé đúng tư thế rồi nâng đỡ phía dưới bầu vú bạn bằng ngón giữa, ngón áp út và ngón út, đồng thời dùng ngón trỏ nâng cao đầu vú lên để cho trẻ có thể bú mẹ một cách thoải mái nhất. Khi trẻ bú xong mẹ hãy áp phần thân bé vào ngực mình, phần cổ và đầu bé tựa vào vai bạn rồi nhẹ nhàng vỗ lưng bé để giúp cho trẻ ợ hơi, cuối cùng mẹ đỡ phần cổ và đầu bé nhẹ nhàng xoay và đặt bé nằm xuống.

Cách sử dụng bỉm và vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng khoảng thời gian hợp lý  nhất để thay bỉm cho trẻ là 4-6 tiếng nhưng điều này cũng phụ thuộc vào từng cơ chế của trẻ, nếu trẻ sơ sinh “ đi nặng” thì mẹ lên thay bỉm và vệ sinh cho trẻ càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây viêm nhiễm vùng kín cho trẻ.

Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng chăm sóc trẻ sơ sinh chỉ cần vệ sinh toàn thân bé sạch sẽ là được thế nhưng vùng kín của trẻ cũng cần có một chế độ chăm sóc“ sạch sẽ” như thế, thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều.

Đối với bé gái: Do bộ phận sinh dục nữ nằm sâu ở bên trong khác với bộ phận sinh dục của nam giới, do đó việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé nữ khó hơn và cần được làm cẩn trọng hơn. Các mẹ có thể vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái bằng cách giữ 2 chân của bé dang rộng và sử dụng một miếng bông cotton sạch để lau khu vực đó,  lau từ trong ra ngoài và lau từ trước ra sau. Nếu mẹ thấy chất nhầy trắng sữa tiết ra từ  âm hộ của bé  thì mẹ cũng không lên lo lắng quá vì điều này là  do sự bài tiết cơ thể gây ra, là hiện tượng sinh lí bình thường

Đối với bé trai: Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, bộ phận sinh dục bé trai cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, nhất là những bé chưa cắt bao quy đầu.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo thời gian thay bỉm cho trẻ là 4-6 tiếng

Với trẻ đã cắt bao quy đầu thì việc giữ vệ sinh cho trẻ sẽ dễ dàng hơn. Để làm sạch bộ phận sinh dục bé trai mẹ chỉ cần rửa sạch sẽ và lau khô cũng không nhất thiết mẹ phải dùng xà bông.

Với trẻ đã cắt bao quy đầu thì mẹ cần vệ sinh bộ phận sinh dục trẻ cẩn thận hơn vì lúc này bao quy đầu bao phủ hết phần đầu dương vật của trẻ lên các vi khuẩn rất dễ tích tụ tại đây, để làm sạch mẹ có thể dùng xà bông và khăn sạch để lau rửa cho bé. Nếu bạn thấy một chất màu trắng sữa ở dưới bao quy đầu, bạn không nên quá lo lắng vì đó chỉ là  các tế bào da chết và sự bài tiết tự nhiên của trẻ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh là những kĩ năng cơ bản của những người làm mẹ nhưng có khá nhiều mẹ còn“ lóng ngóng” không biết tắm cho trẻ như thế nào?

Đầu tiên mẹ lên chuẩn bị các vật dụng để tắm cho bé, tránh tình trạng đang tắm cho bé thiếu vật nọ, không có cái kia. Vật dụng cơ bản để tắm cho bé là: Thau, bồn tắm, khăn khô và sữa tắm, nếu vào các mùa nóng mẹ có thể sử dụng thêm kinh giới hoặc mướp đắng để tắm cho bé. Theo Y học cổ truyền mướp đắng không chỉ làm thức ăn bổ dưỡng mà tác dụng quả mướp đắng mang lại còn trị được cả rôm sảy, tình trạng nóng và viêm da ở trẻ.

Quả mướp đắng có tác dụng trị rôm sảy, viêm da ở trẻ

Trẻ sơ sinh là những “mầm non” mới mọc vì thế chúng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt hơn vì nếu ba mẹ chỉ sơ suất một chút sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển tương lai của trẻ. Hi vọng bài viết trên đây phần nào giúp được cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Nguồn: Dung Trần

-

.