Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy có thể do vi khuẩn, virut, do ký sinh trùng, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ không hợp lý, hoặc do sử dụng kháng sinh.
Trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh
Dùng kháng sinh khiến trẻ bị tiêu chảy
Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi với nhiều loại khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hấp thụ các chất dinh dưỡng, đào thải các chất gây độc hại, kìm hãm và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Kháng sinh là một chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm lại có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn khác nhau.
Vì vậy, khi kê đơn một loại kháng sinh nào đó, bác sĩ phải chẩn đoán được loại vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, biết kháng sinh đó thuộc loại nhóm nào, để kê đơn cho phù hợp.
Khi sử dụng kháng sinh có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là với liều cao, kéo dài, thì các loài vi khuẩn có lợi nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây nên tình trạng loạn khuẩn ruột. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy, viêm ruột do kháng sinh.
Bất kỳ một loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra hiện tượng mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, nhất là các kháng sinh phổ biến hiện nay.
Biểu hiện của tiêu chảy do dùng kháng sinh
Biểu hiện của bệnh là điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị tiêu chảy. Tiêu chảy thường xuất hiện trong và sau thời gian dùng kháng sinh. Khi trẻ bị tiêu chảy mỗi lần đại tiện đều rất khó khăn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ. Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày.
Trong một số trường hợp, trẻ suy giảm hệ miễn dịch, trẻ bị suy dinh dưỡng do cha mẹ nuôi con không tốt, có bệnh nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể bao gồm: tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu kèm theo đau bụng, buồn nôn, sốt.
Trẻ bị tiêu chảy có thể kèm theo sốt
Những lưu ý khi điều trị bệnh tiêu chảy cho bé
Điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị tiêu chảy là không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Hiện nay vẫn còn hiện tượng cha mẹ tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ mắc bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh để điều trị cho trẻ.
Chính vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh, trước hết cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà. Với trường hợp nhẹ, khi ngừng sử dụng kháng sinh thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn.
Trong các trường hợp bị loạn khuẩn ruột và tiêu chảy mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì hỗ trợ điều trị thêm men vi sinh có chứa đồng thời 2 thành phần là Probiotics vi khuẩn và Prebiotics có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột.
Cần chọn men vi sinh tốt cho trẻ. Men vi sinh cần chứa đồng thời 2 thành phần là vi khuẩn có lợi Prebiotics và chất xơ hòa tan dạng dạng Fructose-Oligosaccharide, điều này giúp cho bé tiêu hóa tối đa thức ăn, hấp thu hoàn toàn dinh dưỡng và chống táo bón hiệu quả.
Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi được điều chế từ tự nhiên như thực phẩm sữa chua, giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tối đa. Hấp thu hoàn toàn dưỡng chất, nhờ đó thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, bé sẽ ăn ngon miệng và tăng cân sau khoảng thời gian ngắn sử dụng. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể làm một số món ăn bài thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Nguồn: ytevietnam.net.vn