Báo động: Việt Nam có còn nằm trong bản đồ dược liệu thế giới?

Dù được xếp vào danh sách 15 nước nằm trong bản đồ dược liệu thế giới nhưng hiện Việt Nam đang bị cạn kiệt nguồn dược liệu vì bán thô rồi mua lại với giá cao.

Ngày 21/08/2017, 09:03:42   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4604

Ngày 20/8, tại hội thảo về thảo dược thiên nhiên do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định người dân nước ta đã có truyền thống dùng Y học cổ truyền để phòng chống bệnh tật. Vì thế việc phát triển hình thức chữa bệnh nên được khuyến khích nhiều hơn.

Báo động: Việt Nam có còn nằm trong bản đồ dược liệu thế giới?

Báo động: Việt Nam có còn nằm trong bản đồ dược liệu thế giới?

Nguồn dược liệu quý của Việt Nam chưa được quy hoạch rõ ràng

Đây thông tin được tin tức y tế mới nhất ghi nhận thực trạng được Bộ trưởng nêu ra trong cuộc họp. Khi nguồn dược liệu quý đang được khai thác bất hợp lý thì nguy cơ cạn kiệt là hệ quả nhãn tiền có thể thấy ngay được. Cây dược liệu có nhiều lợi ích với công tác phòng chống bệnh tật mà còn là nguồn kinh tế giúp người dân các vùng này xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Chưa kể, bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn khẳng định, ngành y đã có nhiều văn bản, phương châm là kết hợp Đông – Tây y và trực tiếp là đề án phát triển ngành dược 2030 phát triển bền vững, gắn dược liệu với công nghiệp, xã hội hoá để nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển, khai thác giá trị tiềm ẩn cây thuốc từ trồng trọt, thu hái, phân phối và chế biến dược liệu quý thành nguồn nguyên liệu làm thuốc tân dược, y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và các thực phẩm bổ dưỡng khác vừa giúp người dân bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống ấm no.

Chính vì thế mà Luật Dược mới đang khuyến khích dùng dược liệu trong nước, đồng thời khai thác đưa ra nước ngoài, cung cấp cho ngành dược liệu thế giới. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc trồng, thu hái hay khai thác hiện nay vẫn chưa thực sự hợp lý. Thương lái Trung Quốc sang nước ta gom mua nguyên liệu thô, dùng công nghệ luộc dược liệu rồi bán cho Việt Nam với giá cao gấp nhiều lần. Tình trạng này làm cho dược liệu của chúng ta bị giảm chất lượng, thậm chí chỉ còn là rác dược liệu, không có giá trị khám chữa bệnh trên thực tế.

Bảo tồn nguồn dược liệu quý giá là nhiệm vụ hàng đầu

theo phân tích của giảng viên chuyên ngành Y học cổ truyền thì thảo dược tự nhiên nên được bảo tồn nguồn nguyên liệu để đảm bảo giá trị khám chữa bệnh cũng như có thể tăng nguồn lực kinh tế cho người dân. Theo ý kiến của – Phó Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế, bà Trần Thị Hồng Phương thì Dược liệu tự nhiên còn được khai thác ở nhiều lĩnh vực khác như: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm…rất có tiềm năng trong tương lai.

Bảo tồn nguồn dược liệu quý giá là nhiệm vụ hàng đầu

Bảo tồn nguồn dược liệu quý giá là nhiệm vụ hàng đầu

Hiện tại ở Việt Nam đang có mạng lưới bảo tồn dược liệu tại 7 vùng sinh thái Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai và hiện nay đang phát triển rộng trên toàn Việt Nam. Các chuyên gia khẳng định nguồn dược liệu ở các viện này rất đa dạng và nên được bảo tồn và đầu tư nhiều hơn nữa. Căn cứ vào số liệu thống kê thì đinh lăng nguồn tập trung chính nuôi trồng ở Ninh Bình số lượng hàng năm 9 triệu đồng/ha, hoa ích mẫu, đương quy, trạch tả bình quân thu nhập theo đánh giá là gấp từ 3 đến 10 lần so với trồng lúa.

Bà Phương cho biết thêm, tại Thái Bình đang trồng nhiều hoè đem lại sản lượng cả nghìn tấn 1 năm. Nguyên liệu hoa hoè còn xuất khẩu sang nước ngoài tăng thêm thu nhập cho người dân. Đây là nguyên liệu sử dụng trị bệnh cao huyết áp rất tốt nên Bộ Y tế khuyến cáo không nhập khẩu hòe hoa mà nên dùng nguyên liệu tự nhiên trong nước sẵn có.

Còn lại là Bắc trồng nghệ nhiêu và đã đưa được các sản phẩm từ nghệ tươi nguyên chất có giá trị như curcumin. Các sản phẩm này được dùng để chống ung thư hiệu quả. Vùng trồng trạch tả ở Ninh Bình với sản lượng hơn 2000 tấn 1 năm đáp ứng được nhu cầu trong nước không chỉ vậy còn xuất khẩu. Nguyên liệu trong bản đồ dược liệu vẫn được khai thác và bảo tồn để phục vụ nhu cầu sử dụng và xuất khẩu.

Trang Minh