Bác sĩ Trần Văn Phúc khẳng định thuốc cản quang vẫn có thể gây sốc phản vệ

Liên quan đến vụ nữ bệnh nhân 45 tuổi tại Bệnh viện K trung ương tử vong sau tiêm, Bác sĩ Trần Văn Phúc khẳng định thuốc cản quang vẫn có tỷ lệ sốc phản vệ.

Ngày 03/10/2017, 08:27:49   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1337

Theo trang tin tức y tế mới nhất thông tin thì nữ giáo viên người xứ Nghệ đột ngột tử vong sau khi uống thuốc cản quang đã được PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, xác nhận thông tin. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ sự việc. Tin y tế sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về kết luận cuối cùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều gì khiến nữ bệnh nhân nữ vong sau khi tiêm thuốc tại BV K?

Ông Thuấn cho hay, sự việc xảy ra vào thứ 7 (30/9) sau khi uống thuốc cản quang bệnh nhân có những triệu chứng sốc phản vệ. Hiện nguyên nhân tử vong của bệnh nhân đang được các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ.

Bệnh nhân tử vong được xác nhận danh tính là chị Tr.T.L (45 tuổi, quê Nghệ An).

Anh Hoàng Nhật Chính ( họ chị L.) cho hay: “Chị tôi bị u buồng chứng đã phẫu thuật tại bệnh viện Nghệ An cách đây 2-3 tháng. Sau phẫu thuật chị tôi đã được cho xuất về nhà sức khỏe tốt, ăn uống bình thường và lên lớp giảng bài cho học sinh. Bác sĩ tại bệnh viện Nghệ An nơi chị tôi điều trị còn nói với chị tôi là còn sống được vài chục năm nữa không phải lo”.

Dù đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ buồng trứng  nhưng chị L. vẫn lo lắng nên đã xin nghỉ dạy để ra bệnh viện tuyến Trung ương kiểm tra. Anh Chính cho biết, ngày 29/9, chị L. tới bệnh viện K cơ sở 2 khám, sau đó tới ngày 30/9 chị L. được bác sĩ cho uống thuốc cản quang để chụp phim. Uống thuốc cản quang xong chị L. có những triệu chứng sốc phản vệ và được đưa đi cấp cứu tuy nhiên sau 1 ngày cấp cứu bệnh nhân đã tử vong.

Sốc phản vệ là biến chứng nặng nề nhất trong thực hành lâm sàng

Theo các bác sĩ, sốc phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, xuất hiện khi bệnh nhân được tiếp xúc với một dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Hậu quả để lại có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân. Phát hiện sớm phản vệ với các dấu hiệu ngoài da, thay đổi hô hấp và thay đổi về huyết động.

Sốc phản vệ là biến chứng nặng nề nhất trong thực hành lâm sàng

Sốc phản vệ là biến chứng nặng nề nhất trong thực hành lâm sàng

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết thuốc cản quang vẫn có tỷ lệ gây sốc phản vệ dù thấp hơn kháng sinh nhưng nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Theo BS Phúc, thuốc cản quang cũng không thể thử phản ứng trước vì khi có xảy ra sốc phản vệ thì chỉ 1 tý cũng có thể gây sốc.

Hiện nay, nhiều nơi các bác sĩ vẫn thử phản ứng từ thuốc gây tê cho đến các loại thuốc nhưng theo bác sĩ Phúc trên thế giới người ta mới chỉ ghi nhận thử phản ứng với thuốc kháng sinh chứ chưa có công bố việc thử phản ứng với thuốc cản quang hay các thuốc khác.

Phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang thường không liên quan đến liều và tốc độ tiêm thuốc, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ dị thuốc cản quang. Kiểu phản ứng có thể được chia làm nhiều thể khác nhau. Quá mẫn tức thì và quá mẫn muộn, trong bài chúng ta bàn luận chủ yếu về quá mẫn tức thì. Triệu chứng của quá mẫn tức thì với thuốc cản quang: Triệu chứng xuất hiện trong vòng một giờ. Bừng mặt, ngứa mày đay cấp, phát ban, phù mạch, co thắt phế quản và thở rít, phù thanh quản và rút lõm lồng ngực, tụt huyết áp và sốc, mất ý thức.

Chính vì thế, nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra với bất cứ ai và cách chống lại nó tốt nhất đó là cấp cứu khi sốc phản vệ phải thật tốt thì bệnh nhân mới có cơ hội sống. Ngoài ra, sốc phản vệ nặng hay nhẹ cũng vào từng mức độ sốc phản vệ.

Thông tin nhận được sự quan tâm của các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và người dân trên cả nước.

Nguồn theo Báo Infonet - ytevietnam.net.vn