Đây cũng là nội dung phiên họp diễn ra vào ngày 29/9 thu hút được sự quan tâm của các dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những bác sĩ. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ lâu đã nhận thấy sự bất cập trong chế độ đãi ngộ và thu nhập của cán bộ ngành Y và đã đề xuất nâng mức lương khởi điểm cho bác sĩ để họ yên tâm công tác.
- Tự hào về những thầy thuốc nổi tiếng nhất Việt Nam mà không phải ai cũng biết
- Vì sao Bác sĩ 9X chấp nhận đền 655 triệu để được BVĐK Quảng Nam cho nghỉ việc?
- Nhiều bệnh viện công ở Đồng Nai kêu cứu vì bác sĩ giỏi ồ ạt xin nghỉ việc
Tin mừng: Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất tăng lương khởi điểm cho bác sĩ
Nghề Y và những câu hỏi về chế độ đãi ngộ còn bỏ ngỏ
Chỉ cần nhắc đến nghề Y là nhắc đến nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, trách nhiệm nhất trong những nghề trách nhiệm. Nhưng ít ai nhắc đến một chế độ đãi ngộ và thu nhập xứng đáng. Nội dung này cũng đã được đưa ra bàn luận, phân tích trong phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội diễn ra vào chiều 29/9 vừa qua. Tại đây, bên cạnh các nội dung liên quan đến giám sát tình hình ban hành văn bản của Bộ Y tế, các đại biểu có mặt còn mạnh dạn nêu lên vấn đề bất cập khi thực hiện chế độ đãi ngộ trong ngành Y còn hạn chế. So với các ngành nghề cơ bản và đòi hỏi thấp khác thì người làm ngành Y không hề có một chế độ nào ưu tiên, động viên, thậm chí còn đang chịu sự thiệt thòi nhất định.
Vì thế, Bộ Y tế cần có kiến nghị với Chính phủ cho điều chỉnh ngay lập tức để kịp nhằm thời động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên y tế, nhất là ở đơn vị cơ sở có điều kiện khó khăn. Phân tích thêm về sự khó khăn và thiếu thốn của cán bộ ngành Y thì đại biểu còn nhấn mạnh rằng “Chỉ có nghề Y mới có những điều phi lý như thế!”. Bởi đặc thù nghề nghiệp yêu cầu người ngành Y phải học đại học kéo dài hơn các ngành khác vô hình chung làm ngắn lại quá trình công tác tại bệnh viện. Có đại biểu còn kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất nhằm đảm bảo cho nghề y có 2 từ “công bằng” lên Quốc hội điều chỉnh. Trang Y tế Việt Nam cũng đã đưa tin rằng để trở thành một bác sĩ có thể tự tin hành nghề và được bệnh nhân tin tưởng thì phải học đại học 6 năm, học thêm 1 năm chuyên ngành, nếu học chuyên khoa thì thêm 1 – 2 năm nữa. Trong khi đó, ra trường họ lại có tiền lương khởi điểm tương đương với các ngành khác chỉ cần học 4 năm là có thể đi làm. Quyền lợi về tiền lương khởi điểm thấp cộng với thời gian công tác và đóng bảo hiểm không đủ 25 năm sẽ không đảm bảo quyền lợi về tuổi nghỉ hưu và chế độ lương hưu khi đóng bảo hiểm.
Nghề Y và những câu hỏi về chế độ đãi ngộ còn bỏ ngỏ
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất tăng lương khởi điểm cho bác sĩ
Cũng quan tâm đến chế độ đãi ngộ của ngành Y tế, cụ thể là chế độ tiền lương của bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định và đã đề xuất điều chỉnh thang bậc lương khởi điểm cho bác sĩ theo hướng tăng lên giúp họ có thể yên tâm cống hiến và công tác gắn bó với công việc ở các cơ sở y tế với điều kiện cơ sở vật chất và mất an ninh trật tự như hiện nay. Tin y tế cũng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bác sĩ và cán bộ y tế đang làm việc bị hành hung. Con số thống kê cho thấy bạo hành trong nghề y cao hơn các nghề khác tới 16 lần.
Cũng trong phiên họp thường kỳ của Ủy ban các vấn đề xã hội này cũng đã đưa ra mục tiêu chung của ngành y tế trong năm 2018 ở nước ta là giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh. Đồng thời phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình cho nhân dân, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơn bản cho người dân trên cả nước. Đây cũng là trách nhiệm lớn của các cán bộ ngành Y hiện nay. Hi vọng đề xuất tăng mức lương khởi điểm của bác sĩ được phê duyệt và giải quyết phần nào khó khăn cho ngành y tế Việt Nam.
Trang Minh – ytevietnam.net.vn