Vì sao được tự chủ về tài chính, nhiều bệnh viện lại có thể trở thành con nợ?

Nếu bệnh viện thực hiện tự chủ về tài chính thì hoạt động, thu chi tương đương như một doanh nghiệp. Khi đó nhiều cơ sở khám chữa bệnh sẽ có nguy cơ trở thành con nợ?

Ngày 11/09/2017, 01:46:15   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 13184

Theo Y tế Việt Nam cập nhật thì nhiều bệnh viện để có thể đi vào hoạt động và phát triển hiện nay đang còn phải còng lưng trả nợ, thu nhập của nhân viên y tế vẫn còn hạn chế. Vậy tin y tế cũng đưa tin với cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện không còn chờ vào vốn Nhà nước thì sẽ xoay sở ra sao để tránh nguy cơ thành con nợ?

Vì sao được tự chủ về tài chính, nhiều bệnh viện lại có thể trở thành con nợ?

Vì sao được tự chủ về tài chính, nhiều bệnh viện lại có thể trở thành con nợ?

Cơ chế tự chủ tài chính: Bệnh viện hết trông mong vào vốn Nhà nước

Với cơ chế tự chủ, nhiều Bệnh viện không trông chờ vào nguồn vốn nhà nước mà tự vay vốn ngân hàng để xây dựng cơ sở vật chất. Hiện cả nước đã có khoảng 10 Bệnh viện công lập tuyến cuối như: Việt Đức, Phụ sản T.Ư, Nội tiết T.Ư, Chợ Rẫy... đã vay vốn của ngân hàng với số tiền khoảng 1.500 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị.

Cụ thể như BV Nội tiết T.Ư đã vay vốn ngân hàng tới 65% để xây thêm 1 toà nhà điều trị nội trú 9 tầng tại cơ sở 2 (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). BV Việt Đức cũng vay gần 300 tỷ đồng trong số 400 tỷ đồng đầu tư vào toà nhà kỹ thuật cao 11 tầng. Toà nhà được đầu tư tới 22 phòng mổ hiện đại, trong đó có phòng mổ nội soi hiện đại nhất Việt Nam.

PGS Trần Ngọc Lương tâm sự để xây dựng dự án Bệnh viện Nội tiết trung ương mới, đơn vị này đã sử dụng hết số tiền là gần 500 tỷ đồng trong khi đó số tiền so với phê duyệt ban đầu gấp nhiều lần và để hoạt động tự chủ, bệnh viện phải đứng ra vay ngân hàng. Cụ thể, dự án xây dựng bệnh viện Nội tiết trung ương mới đã được điều chỉnh lần cuối tại quyết định số 5142/QĐ-BYT ngày 23/12/2013 của Bộ Y tế với tổng giá trị là hơn 497 tỷ đồng trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp là 25 % tương đương với 125 tỷ đồng, nguồn vốn vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam là 63 % tương đương với 294,7 tỷ đồng. Các nguồn vốn khác là 12 % tương đương với hơn 78 tỷ đồng. Trong khi đó đến ngày 30/6/2015 dự án đã giải ngân được 377, 6 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách là gần 120,1 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng là hơn 212 tỷ đồng, quỹ phát triển sự nghiệp là 45,3 tỷ đồng.

Hiện nay, theo phương án vốn đối ứng nguồn ngân sách nhà nước cấp là 30 %, bệnh viện phải vay 70 %, theo PGS Trần Ngọc Lương điều này là một khó khăn rất lớn với bệnh viện vì trước đây tổng mức đầu tư là 187 tỷ đồng theo phương án vay vốn bệnh viện chỉ phải vay 93 tỷ đồng nhưng đến nay tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh lần cuối là 497 tỷ đồng, do vậy số tiền bệnh viện phải vay sẽ là khoảng 330 tỷ đồng. Với số tiền như này, bệnh viện cũng phải cân đo đóng đếm thu chi để làm sao vừa hoạt động vừa có tiền trả nợ. Hiện bệnh viện đang phải trả ngân hàng cả lãi lẫn gốc là 40 tỷ đồng, trong khi viện phí cũng mới chỉ tính được 4/7 yếu tố, chưa ngang giá thị trường.

Nhiều bệnh viện luôn phải cân đo thu chi tiết kiệm

Bệnh viện Việt Đức cũng chẳng hơn, dù cơ sở vật chất khang trang nhưng bệnh viện này cũng trăn trở về việc phải cân đo các khoản thu - chi.

Nhiều bệnh viện luôn phải cân đo thu chi tiết kiệm

Nhiều bệnh viện luôn phải cân đo thu chi tiết kiệm

Thực tế, bệnh viện Việt Đức có đội ngũ tay nghề của bác sĩ, phòng mổ có tầm cỡ quốc tế, các chi phí vật tư, thuốc men giá “nhập khẩu” nhưng một ca ghép tạng nói riêng và phẫu thuật nói chung ở Việt Nam chỉ bằng 1/5, thậm chí thấp hơn vài chục lần so với thế giới.

Bệnh viện phải tự đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị là để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Chỉ có tự chủ nguồn lực, tự đầu tư theo nhu cầu mới có điều kiện để phát triển các kỹ thuật y học hiện đại. Nếu chờ đợi ngân sách thì 5-7 năm, thậm chí cả chục năm nữa cũng khó “mơ”.

Trong khi đó, bệnh viện luôn phải cân nhắc thu chi để làm như thế nào bệnh nhân không phải chi phí quá đắt đỏ khi vào viện, so với quốc tế thì quá rẻ mà chất lượng thì ngang hàng.

Viện phí đã được điều chỉnh tăng 30% từ tháng 3/2016 (đưa thêm phụ cấp vào viện phí), đến cuối tháng 8/2016 mới dự tính đưa thêm lương vào viện phí. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bệnh viện tự chủ, Bộ Y tế đã cho phép 9 Bệnh viện tự chủ tài chính, trong đó có Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Việt Đức được tăng 50% (đưa cả phụ cấp và lương vào viện phí) ngay từ tháng 3/2016.

Tuy nhiên, giá này vẫn chỉ tính 4/7 yếu tố cấu thành viện phí. Còn theo lộ trình tăng viện phí, đến năm 2020, viện phí sẽ tính đủ cả 7 yếu tố, tiến tới ngang giá thị trường. Theo một số lãnh đạo bệnh viện đã sớm tự chủ tài chính, khoảng thời gian chờ đợi này, bệnh viện sẽ phải gánh gồng, cân đong đo đếm các khoản thu chi với nỗi lo vỡ nợ, đóng cửa bệnh viện.

Thông tin về tài chính của bệnh viện hiện nay cũng đang là câu chuyện thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên đang theo học tại Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo báo Infonet