Trẻ ngộ độc sắt vì cha mẹ bổ sung sai cách

Sắt là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn của cơ thể. Vì vậy nhiều cha mẹ tìm cách bổ sung chất sắt cho trẻ bằng đủ mọi cách, kể cả uống thuốc.

Ngày 26/06/2019, 03:34:55   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1971

Theo GV Mai Anh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì việc bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc sắt, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc sắt là gì?
Ngộ độc sắt là gì?

Ít ai ngờ biện pháp bổ sung dưỡng chất tưởng chừng như vô hại này lại gây ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của trẻ. Vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng ngộ độc sắt để phòng tránh cho trẻ.

Ngộ độc sắt là gì?

Sắt là dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy trong hemoglobin, một thành tố có tác dụng lưu trữ và vận chuyển oxy trong các tế bào máu. Tình trạng thiếu sắt có thể gây nhiều tác động tiêu cực, không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dư thừa dưỡng chất này có thể gây ngộ độ sắt và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí ung thư.

Bởi vì, chất sắt là kim loại nặng, cũng giống như chì, nhôm, thủy ngân… nên rất khó bài tiết ra khỏi cơ thể. Ở trẻ nhỏ, khả năng đào thải sắt qua gan và thận lại càng chưa hoàn thiện, do đó rất dễ gây ngộ độc nếu dùng nhiều.

Nguyên nhân gây ngộ độc sắt ở trẻ?

Việc bổ sung sắt bao nhiêu trong từng trường hợp cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cha mẹ nuôi dạy trẻ có thói quen cho con uống viên bổ sung sắt vì lo trẻ thiếu hụt khoáng chất này.

Phần lớn trẻ bị ngộ độc sắt là do uống thuốc bổ sung sắt quá liều. Theo thống kê, trẻ từ 6 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc sắt. Một số trường hợp, trẻ tự ý ăn viên sắt mà cha mẹ mua về, do các viên thuốc sắt thường có mùi vị và màu sắc trông giống như kẹo, nên nếu cha mẹ không chú ý, bé sẽ bỏ vào miệng và thưởng thức.

Nguyên nhân gây ngộ độc sắt ở trẻ?
Nguyên nhân gây ngộ độc sắt ở trẻ?

Biến chứng nguy hiểm vì ngộ độc sắt

Uống nhiều sắt cơ thể không hấp thụ được có thể gây táo bón, suy dinh dưỡng. nặng hơn thì bị ngộ độc sắt có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, không điều chỉnh kịp thời có thể gây tổn thương não bộ, suy tim, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và sốc.

 

Triệu chứng ngộ độc sắt ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng ngộ độc sắt thường xuất hiện trong vòng sáu giờ sau khi sắt được hấp thu vào cơ thể:

  • Nôn liên tục
  • Phân lỏng hoặc tiêu chảy
  • Đau bụng dữ dội
  • Mất nước
  • Nôn hoặc đi cầu ra máu
  • Co giật
  • Tím tái
  • Tim yếu và đập nhanh
  • Ngộ độc sắt có thể dẫn đến sốc và tử vong.

Trẻ bị ngộ độc sắt nên đưa đến bệnh viện khi nào?

GV Mai Anh cũng chia sẻ thêm tại mục mẹ và bé; Ngộ độc sắt là một tình trạng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ con mình rơi vào tình huống này, hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay cả khi bé không có bất cứ triệu chứng nào kể trên. Khi đi, đừng quên mang theo lọ thuốc mà bé đã uống. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cho trẻ, nếu trẻ không có bất kỳ triệu chứng, bạn có thể yên tâm.

Trẻ bị ngộ độc sắt nên đưa đến bệnh viện khi nào?
Trẻ bị ngộ độc sắt nên đưa đến bệnh viện khi nào?

Trẻ nhỏ nên hấp thu bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Các bác sĩ khuyến cáo người trưởng thành không nên dùng quá 45mg sắt mỗi ngày. Trẻ em dưới 13 tuổi chỉ nên dùng dưới 40mg. Việc bổ sung quá nhiều khoáng chất này có thể gây suy gan, tụt huyết áp, thậm chí tử vong.

Ngăn ngừa ngộ độc sắt ở trẻ em

Tình trạng ngộ độc sắt có thể phòng ngừa dễ dàng. Khi trẻ chỉ thiếu sắt ở mức độ nhẹ, bạn nên bổ sung bằng dinh dưỡng. Cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu sắt như hàu, thịt bò, cá, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu; rau lá xanh như rau bó xôi, bông cải xanh… Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn.

Những trường hợp bị thiếu máu ở mức độ vừa và nặng thì mới cần bổ sung sắt ở dạng thuốc. Tuy nhiên, trước khi bổ sung, cần phải được đánh giá qua các xét nghiệm và chỉ nên dùng sắt kéo dài trong khoảng thời gian mà bác sĩ chỉ định. Khi cho trẻ uống, bạn không nên cho trẻ uống cùng với sữa hoặc uống trước giờ đi ngủ vì như vậy sẽ làm giảm khả năng hấp thụ.

Theo Tin Tức Y Tế Cập nhật 24h: Mai Anh - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur