Mách bạn một số mẹo tránh để con bị trào ngược dạ dày thực quản

Bạn cảm thấy lo lắng tại sao em bé của bạn liên tục nôn trớ dẫn tới nhẹ cân, thiếu chất? Có phải em bé đang mắc bệnh lý gì không?

Ngày 18/08/2019, 08:24:44   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 2059

Nôn trớ là những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em (GERD).

Nôn trớ là những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em (GERD)

Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến do hình dáng dạ dày và chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi và áp dụng một số phương pháp giúp hạn chế đáng kể tình trạng sinh lý này của con – Tin Y Tế Việt Nam tổng hợp.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ (gọi tắt là GERD) là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thức ăn và chất lỏng khác dẫn ngược vào thực quản và dễ dẫn tới tình trạng nôn trớ ở trẻ em.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến cơ vòng - phần cơ vòng nằm dưới cùng của thực quản dưới. Thông thường, cơ này mở ra để cho thức ăn vào dạ dày và đóng lại để giữ thức ăn trong dạ dày không trào ngược ra.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hình dáng dạ dày và chức năng của hệ tiêu hóa còn chưa thật sự hoàn thiện, hoặc do trẻ nuốt phải quá nhiều hơi khi bú dẫn tới đầy hơi dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Thông thường sẽ hết dẫn đi và khỏi khi trẻ đạt từ 9-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn mà vẫn bị trào ngược dạ dày thực quản là có thể là tình trnagj bệnh lý mà bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Cách giúp trẻ hạn chế nôn trớ do trào ngược dạ dày thực quản

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ và người chăm sóc trẻ nên áp dụng một số cách sau để hạn chế tình trạng nôn trớ khó chịu ở trẻ nhé:

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì?

Giúp em bé ợ hơi

Việc nuốt phải hơi khi bú mẹ hặc bú bình dẫn tới sự đầy hơi, khó chịu, nôn trớ ở trẻ. Bạn có thể làm giảm và ngăn ngừa trào ngược cho trẻ bằng cách làm cho bé ợ thường xuyên. Bạn nên giúp bé ợ hơi sau mỗi 30 đến 60 ml sữa ở bình hoặc sau khi đã bú một bên vú mẹ xong. Dưới đây là ba phương pháp phổ biến bạn có thể giúp bé ợ hơi:

Ngồi thẳng và giữ bé áp vào ngực của bạn. Đặt cằm bé trên vai bạn và dùng tay vỗ nhẹ lên lưng của bé. Bạn có thể đung đưa bé nhẹ nhàng

Giữ bé ngồi lên trên đùi bạn. Dùng một bàn tay để đỡ ngực và đầu của bé, đặt cằm bé lên bàn tay của bạn sau đó sử dụng tay kia để vỗ nhẹ lưng bé

Đặt bé nằm sấp trên người bạn. Giữ cho đầu bé ngóc cao hơn ngực sau đó nhẹ nhàng vỗ lưng bé.

Để em bé nâng cao đầu

Sau khi cho bé bú, bạn nâng đầu bé cao lên trong vòng ít nhất 30 phút. Điều này sẽ tạo ra trọng lực kéo thực phẩm và sữa xuống dạ dày, từ đó bé sẽ không bị GERD. Tránh đặt bé nằm thẳng xuống giường vì tư thế nằm này làm những chất trong dạ dày trở ngược lên thực quản. Một mẹo khác nữa là bạn thay tã trước khi cho ăn. Lý do là để tránh việc bạn đặt bé nằm thẳng xuống và nhấc ngược hai chân lên trong khi thay tã, sẽ khiến bé dễ nôn.

Không nên cho bé bú hoặc ăn quá nhiều

Việc biết khi nào bé bú đủ thường rất khó nên nếu bé có xu hướng nôn ói nhiều lần thì bạn không nên cho bú thêm vì đây là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều thức ăn hay sữa trong dạ dày. Bạn nên đợi đến cữ bú sau hãy cho bé bú tiếp.

Thay vì cho bé bú tiếp, bạn có thể dỗ bé nín khóc bằng cách cho bé bú ngón tay của mẹ. Điều này sẽ giúp dạ dày của bé có thời gian để tiêu hóa thức ăn.

Tránh đu đưa bé

Có thể đây là một trò chơi rất hấp dẫn đối với con bạn, nhưng bạn không nên làm điều này ngay sau khi bé vừa ăn xong. Hãy nhớ rằng các thức ăn hoặc sữa đang được tiêu hóa trong dạ dày nên chúng hoàn toàn có thể trào ngược lên khi bé bị đung đưa quá mạnh và gây ra nhiều khó chịu cho bé. Bạn cũng nên nhắc nhở điều này cho gia đình và bạn bè của mình khi họ đến thăm.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 

Đồ dùng chuyên dụng cho bé hay bị trào ngược

Với trẻ bú bình, các hãng sản xuất quan tâm tới loại bình sữa có hệ thống van thoát khí đặc biệt tránh trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú bình được thiết kế riêng dành cho trẻ hay bị đầy hơi, trào ngược. Một số đồ dùng khác được thiếu kế riêng cho trẻ thường xuyên bị trào ngược như gối nằm, ngối ngồi chơi giúp bé hạn chế tình trnagj trào ngược. Nếu trẻ mắc phải tình trạng này mẹ thử tìm mua các dụng cụ hỗ trợ trên nhé.

Những mẹo trên được nhiều cha mẹ áp dụng giúp con yêu hạn chế chứng trào ngược không mong muốn. Nếu mẹ đã áp dụng đủ cách mà tình trạng của con không thuyên giảm hoặc trào ngược dẫn tới các vấn đề của con như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thiếu chất…mẹ hãy đưa con tới bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được khám và tư vấn điều trị hiệu quả nhất nhé!

Nguồn: Mai Anh - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur