Theo trang Y tế Việt Nam cập nhật thì hiện đang có hàng triệu người Đài Loan có thói quen ăn trầu cau mỗi ngày. Tương tự như nước ta, họ bọc lá trầu bên ngoài cau và ăn với chút vôi. Tuy nhiên, tin y tế đưa tin chính phủ nước này cho rằng cau có chứa chất gây nghiện và nếu ăn như vậy thì người dân có thể bị ung thư miệng.
- Việt Nam sẽ có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết vào năm 2018?
- Thuốc xanh trị thủy đậu nên chọn loại nào?
- Tử vong sau tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch là sự cố hy hữu, hiếm xảy ra
Hàng triệu người Đài Loan có thói quen nhai trầu cau mỗi ngày.
Người nhai cau bị ung thư miệng cao hơn những người còn lại tới 20 lần?
Tuy nhiên, theo cơ quan y tế Đài Loan, những người nhai cau có nguy cơ bị ung thư miệng cao gấp 20 lần so với người không nhai cau.Sau khi một nghiên cứu năm 2003 khẳng định cau có chất gây ung thư, số người nhai cau cũng có giảm nhưng hiện vẫn có tới 2 triệu người còn nhai loại quả này, đặc biệt là nam giới ở tầng lớp lao động. Những người nghiện nhai cau thường là những người phải lao động chân tay nhiều giờ trong ngày và họ phải sử dụng chất kích thích này để cảm thấy bớt mệt mỏi, căng thẳng.
Bà Chuang Li-chen, người quản lý dự án của Quỹ phúc lợi xã hội Sunshine, một tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng cho những người bị ung thư miệng cho hay: “Việc chỉ tuyên truyền những nguy cơ đối với sức khỏe của cau là không đủ bởi việc nhai cau đã “ăn sâu” trong xã hội”.
Chính phủ Đài Loan khuyến khích chặt cau để giảm cơn nghiện trầu cau
Chính phủ đang cố gắng giảm nguồn cung cấp cau nhằm giải quyết tình trạng nghiện trên bằng cách khuyến khích những người trồng cau chặt cau để trồng cây khác nhằm giảm nguồn cung cấp cau. Theo đó, chính phủ sẽ trợ cấp cho nông dân khoảng 8.315 USD trên mỗi hecta trồng cau để họ loại bỏ cây cau.
Nhiều năm qua, nhằm đáp ứng với phong trào nhai trầu cau hay cơn sốt nghiện trầu cau, ông Huang Sheng-yi đã trồng hàng ngàn cây cau trên khu đồi của mình. Tuy nhiên, hiện tại ông đang chặt chỗ cây đó.
Theo ông Huang, nhiều người vẫn rất do dự khi thực hiện kế hoạch trên của chính phủ. Giờ ông đang trồng cây dầu trà camellia nhưng phải mất 2 năm mới có thể thu hoạch. Sở dĩ ông dễ dàng chấp nhận chặt cau bởi ông còn công việc kinh doanh trà. Ông nói: “Người nông dân do dự bởi việc trồng cây mới sẽ vất vả hơn nhiều. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích tốt hơn cũng như có sự hướng dẫn chu đáo hơn mới có thể thành công”.
Cau được cho là có chất gây ung thư miệng.
Thật vậy, các nhà chức trách Đài Loan thừa nhận chương trình này vẫn chưa có kết quả nào đáng kể. Trong số 42.940 hecta trồng cau, mới chỉ có 435 hecta đã được chuyển đổi sang trồng loại cây khác.
Tuy nhiên, ông Su Mao-hsiang, phó giám đốc cơ quan nông nghiệp và thực phẩm của Đài Loan cho biết, nhiều người nông dân đã đăng kí chặt cau theo kế hoạch của chính phủ sau khi chính phủ Đài Loan quyết định tăng thêm tiền hỗ trợ.
Trầu cau là một nét văn hóa của Đài Loan trong hàng ngàn năm qua. Vào thời kỳ đỉnh cao, cau còn được xem là "vàng xanh", chỉ đứng sau gạo. Rất nhiều người kiếm sống bằng nghề trồng cau và bán trầu cau.
Nguy cơ gây ung thư miệng
Các nhà vận động không nhai cau cho rằng nhiều người vẫn chưa biết rõ những mối nguy hiểm của cau đối với sức khỏe.
Ông Chen Yung-an, 53 tuổi, một người đã từng nghiện cau cho hay, ông ước mình tin lời bác sĩ khi nhiều năm trước, bác sĩ nói rằng ông có dấu hiệu sớm của bệnh ung thư miệng. Ông nói: "Tôi không nghĩ rằng tôi có thể bị như vậy. Những người khác đã nhai cau trong nhiều năm và họ chẳng bị làm sao cả”.
Theo ông Chen, ở các khu vực nông thôn, quả cau giống như một loại trái cây và mọi người không nghĩ nó có hại cho sức khỏe.
Ông cho biết thêm: “Tôi thấy khó chịu khi miệng không nhai cái gì đó. Tôi thường mua vài miếng trầu cau bên đường để nhai. Tôi gần như chỉ không nhai trầu cau khi ngủ”.
Giờ đây, khi đã bị ung thư miệng, ông Chen chỉ được ăn thức ăn mềm và ăn miếng nhỏ để tránh bị nghẹt thở và ông cũng không thể làm việc kể từ khi làm phẫu thuật.
Bà Chuang Li-chen cho hay, chỉ có khoảng một nửa dân số biết được rằng nhai cau có thể gây ung thư. Bà nói: "Chúng ta đã để nghề trồng trầu cau phát triển trong nhiều thập kỷ. Chúng ta không thể phớt lờ sinh kế của những người trồng và người bán trầu cau. Do đó, cần phải có sự phối hợp tốt hơn giữa bộ phận giáo dục, nông nghiệp và kinh tế để giải quyết tận gốc rễ vấn đề này”.
Câu chuyện về nguy cơ những người nhai trầu cau có thể bị ung thư miệng cũng là thông tin cực kỳ hấp dẫn dư luận, trong đó có các bạn trẻ đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Nguồn theo Báo Infonet