BVĐK Thạc Thất: Hé lộ uy quyền của chiếc còi ủ báo động tại phòng cấp cứu

Cách đây 2 năm, BVĐK Thạch Thất đã lắp chiếc còi ủ báo động tại phòng cấp cứu để huy động nhân viên y tế có mặt trong trường hợp bệnh nhân đặc biệt nguy kịch.

Ngày 12/11/2017, 08:19:50   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1777

Trang tin tức y tế Việt Nam vừa mới đăng tải thông tin BVĐK Thạch Thất vừa mới được Bộ Y tế tặng bằng khen vì có thành tích cứu sống sản phụ 22 tuổi mang thai 37 tuần tuổi bị vỡ tử cung. Nhưng nhiều người lại thắc mắc tại sao trường hợp nguy kịch như thế bệnh viện lại không sử dụng còi ủ báo động đầy quyền lực. Dưới đây là lý giải của lãnh đạo bệnh viện đa khoa Thạch Thất về vấn đề này trên chuyện nghề Y.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tiết lộ bí mật động trời về chiếc còi ủ báo động bí ẩn trong phòng cấp cứu

Đó là chiếc còi báo động của Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất (Hà Nội). Bệnh viện đã lắp chiếc còi ủ tại phòng cấp cứu để khi có ca cấp cứu đặc biệt, chiếc còi sẽ được bấm để tất cả nhân viên y tế dồn về hỗ trợ.

Sau khi chia sẻ câu chuyện về chiếc còi báo động được lắp tại BVĐK huyện Thạch Thất trên mạng xã hội Facebook, câu chuyện về chiếc còi báo động của bác sĩ Trần Văn Phúc đã nhận được rất nhiều lượt yêu thích, chia sẻ. Có người đồng cảm, chia sẻ và ủng hộ, cũng có người ngạc nhiên.

Báo điện tử Infonet xin lược trích về câu chuyện chiếc còi báo động tại bệnh viện của bác sĩ Trần Văn Phúc như sau:

Chiếc còi được lắp cách đây gần 2 năm tại phòng khám cấp cứu, được cải tiến từ còi ủ của xe cứu thương, gắn vào hệ thống loa có khuếch đại âm thanh với công suất lớn. Khi nó được bấm nút kích hoạt, sẽ đủ sức làm thức tỉnh bất cứ ai, ở bất cứ vị trí nào trong bệnh viện. Nút kích hoạt cũng là nút tắt.

Khi có bệnh bệnh nhân nguy kịch, sự sống và cái chết tính bằng giây phút thì bác sĩ trực tiếp khám bệnh nhân sẽ phải nhấn nút báo động. Toàn bộ nhân viên y tế ở tất cả mọi vị trí trong bệnh viện, ai cũng phải bật dậy đổ dồn về khu cấp cứu, cùng nhau hỗ trợ cứu sống bệnh nhân bằng mọi cách.

Từ khi chiếc còi đi vào hoạt động cho đến nay đã 6 lần phải sử dụng. Khó khăn nhất là công việc bấm còi, cả 6 người bấm đều có cảm giác bị ám ảnh về trách nhiệm.

Tắt còi là công việc dễ nhất. Vì thế mà bệnh viện đưa hẳn vào quy trình, đó là công việc “ưu ái” dành cho Ban Giám đốc hoặc lãnh đạo chủ chốt, chỉ họ mới được quyền ấn nút tắt mỗi khi còi cất tiếng ủ.

Lý giải nguyên nhân vụ sản phụ vỡ tử cung không dùng đến còi ủ báo động?

Vậy tại sao đêm mùng 6 tháng 11 vừa rồi chiếc còi không được kích hoạt?

Vì đó là một đêm trực rất đặc biệt. Vào lúc 21 giờ, Phòng khám Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Thạch Thất tiếp nhận một bệnh nhân 22 tuổi, có thai 37 tuần, bị đau bụng đột ngột.

Bác sĩ Phạm Phi Long cùng ê-kíp trực đã nhanh chóng khám bệnh, thấy dấu hiệu mất máu nặng, tử cung mềm nên đã xin hội chẩn khẩn cấp với Ban Giám đốc, đi đến thống nhất chẩn đoán thai phụ bị vỡ tử cung tự phát.

Ngay sau cuộc điện thoại gấp với Giám đốc Vương Trung Kiên, bác sĩ Phạm Phi Long chỉ kịp hét lên một câu: Mổ cấp cứu ngay lập tức! Thế rồi anh cùng cán bộ của mình đẩy thẳng bệnh nhân lao lên phòng mổ.

Không kịp làm bệnh án.

Không kịp lấy máu xét nghiệm và siêu âm.

Không kịp giải thích đầy đủ cho người nhà bệnh nhân.

Không làm bất cứ thủ tục hành chính nào khác.

Lý giải nguyên nhân vụ sản phụ vỡ tử cung không dùng đến còi ủ báo động?

Lý giải nguyên nhân vụ sản phụ vỡ tử cung không dùng đến còi ủ báo động?

Mỗi phút qua đi là mạng sống của hai con người bị đe dọa khắc nghiệt hơn, đặc biệt là thai nhi đang nằm trong bụng mẹ. "Thời gian là vàng" nên bác sĩ Long không có cơ hội chạy đến chiếc còi báo động để ấn nút kích hoạt.

Thật khó khăn để nhìn thấy những điều gì đang diễn ra. Ổ bụng ngập máu và nước ối. Bác sĩ Long kiểm tra tử cung, thấy mặt sau có 2 đường vỡ, máu và dịch ối tràn ra từ nơi đây, nhưng may mắn thai nhi vẫn cử động.

Mổ lấy thai và khâu bảo tồn tử cung

Đây là một quyết định cực kì khó khăn, bởi bác sĩ Vương Trung Kiên đã xin ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành về sản, tất cả đều chỉ đạo phải chọn giải pháp an toàn là cắt tử cung. Nhưng sản phụ còn trẻ, mới 22 tuổi, lại có thai lần đầu nên bác sĩ Kiên yêu cầu ê-kíp phẫu thuật bằng mọi cách phải khâu bảo tồn tử cung cho bệnh nhân.

Tổng thời gian từ lúc bệnh nhân vào viện cho đến khi mở bụng trên bàn mổ là 11 phút, tổng thời gian phẫu thuật khoảng 90 phút.

Tôi quan tâm đến con số 11 phút, bởi nó nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi, đây là thời gian quyết định sự sống còn của thai nhi.

Tiến sĩ Amy Tuteur, giảng viên lâm sàng sản phụ khoa của Đại học Harvard cảnh báo bằng những con số thống kê nghiên cứu của các đồng nghiệp, với những sản phụ vỡ tử cung bác sĩ chỉ có thời gian 18 phút để đứa trẻ an toàn không bị thiếu ô-xy máu, sau 18-30 phút sẽ dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, muộn hơn sẽ có rất ít cơ hội để cứu sống.

Trong thực tế lâm sàng, vỡ tử cung khi có thai là một tình trạng hiếm gặp, nhưng đặc biệt thảm khốc, đe dọa tính mạng cả người mẹ và thai nhi, là một sự kiện đáng sợ với bác sĩ. Chẩn đoán xác định thường rất khó, nhưng lại đòi hỏi phải xử trí nhanh và dứt khoát.

Các bác sĩ BVĐK huyện Thạch Thất đã lập được kì tích.

“Đêm qua chúng tôi đã sinh ra một em bé theo cách không bình thường!” – bác sĩ Vương Trung Kiên tự hào chia sẻ với tôi như thế, ngay sau buổi sáng giao ban lãnh đạo Bệnh viện. Cảm xúc của tôi khi ấy thật đặc biệt, tôi chỉ muốn nói lời cám ơn các đồng nghiệp của tôi ở nơi đây, họ không chỉ lập được một kì tích, mà họ thực sự đã đi được một chặng đường khá dài về chuyên môn.

Câu chuyện trên cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo Báo Infonet