Theo các Bác sĩ YHCT đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Rau má là một loại rau lành tính, nhưng trong chúng cũng chứa dược tính khá cao vì vậy nếu sử dụng trong thời gian dài và thường xuyên có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu, nguy hại khôn lường đến sức khỏe”.
- Công dụng diệu kỳ của vừng đen đối với sức khỏe mà ai cũng nên biết
- Tác dụng của cây thuốc diếp cá trong điều trị bệnh trĩ như thế nào?
- Tác dụng của cây ngải cứu như thế nào trong Y học Cổ truyền?
Rau má có thực sự an toàn và không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tác dụng phụ không đáng có khi sử dụng cây thuốc quý này.
Những tác dụng phụ khi sử dụng rau má thường xuyên
- Gây nhức đầu
Đây là một trong những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng rau má, rất nhiều các kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nếu bạn uống quá nhiều nước rau má bạn có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua… Bên cạnh đó, rau má là vị thuốc có tính hàn, nên nếu bạn đang bị đầy bụng , tiêu chảy thì cần hết sức thận trong trong khi dùng, nếu bạn dùng rau má thì hãy ăn kèm với một lát gừng để cân bằng độ hàn của rau má.
- Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu
Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế là như vậy, rau má có tác dụng lám tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có nồng độ cholesterol cao hay những người mắc bệnh lý tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng,
Không nên sử dụng quá nhiều rau má vì chúng có thể gây những biến chứng nguy hiểm
Không chỉ vậy, đối với những người mắc hai căn bệnh trên, dùng rau má cùng với thuốc điều trị thì chúng có thể làm giảm tác dụng của insulin, thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol, khiến cho bệnh nhân rất khó kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.
- Ảnh hưởng không tốt cho bà bầu
Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng rau má không chỉ xuất hiện ở những người có cholesterol máu cao hay những bệnh nhân tiểu đường, chúng cũng có thể gây những tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu khi uống thuốc hay nước rau má quá nhiều có thể khiến phụ nữ giảm khả năng mang thai. Đối với những chị em dang mang thai, rau má cũng thể gây ảnh hưởng xấu vì đặc tính hàn của nó, dễ khiến mẹ bầu lạnh bụng và tiêu chảy.
Nếu bạn đang mang thai nhưng lại từng có tiền sử xảy thai thì không nên sử dụng rau má để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng rau má
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây tiêu chảy
Rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, nếu bạn sử dụng rau má quá nhiều thì có thể xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy nhẹ. Không những thế, trong quá trình chế biến nước rau má là xay trực tiếp lá khi còn sống nên có rất nhiều nguy cơ nhiễm các mầm bệnh khác nhau, có thể gây rối loạn tiêu hóa thậm chí là gây ngộ độc thực phẩm.
Nếu bạn là một tín đồ của rau má thì bạn nên nấu nước rau má lên để uống, nhưng cũng không nên uống quá nhiều trong một thời gian ngắn.
Nên sử dụng rau má như thế nào để hạn chế tác dụng phụ
Rau má không đơn thuần chỉ là một loại rau, nó còn là một loại thảo dược, chính vì vậy khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu đã đưa ra khuyến cao rau má tuy an toàn nhưng cũng không nên sử dụng thường xuyên quá 6 tuần mà không có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn yêu thích loại rau này thì bạn cũng không nên sử dụng quá 40g rau má tương đương với một cốc nước rau má mỗi ngày. Những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên sử dụng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Do rau má thường được ăn sống hoặc ép lấy nước để sử dụng, nên rau má rất dễ bị nhiễm khuẩn chính vì vậy trong quá trình chế biến bạn cần hết sức lưu ý để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về rau má mà những tác dụng phụ mà rau má có thể gây ra cho bạn nếu bạn không sử dụng chúng đúng cách.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn