Tác dụng của cây ngải cứu như thế nào trong Y học Cổ truyền?

Tác dụng của cây ngải cứu như thế nào trong Y học Cổ truyền vẫn là câu hỏi bí ẩn khi những căn bệnh thường gặp dần tiêu tan bởi các bài thuốc từ cây thuốc dược liệu ngải cứu.

Ngày 07/07/2017, 11:48:54   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 5037

Không chỉ là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm gia đình, ngải cứu còn là cây thuốc quý trong Y học Cổ truyền với những tác dụng điều trị đau bụng kinh, động thai, thổ huyết, kinh nguyệt không đều.

Tác dụng của cây ngải cứu như thế nào trong Y học Cổ truyền?

Tác dụng của cây ngải cứu như thế nào trong Y học Cổ truyền?

Ngải cứu trong ngành Y học Cổ truyền còn có tên gọi khác là ngải điệp, thuộc họ cúc, có vị hơi cay và tính ôn. Thời điểm cây thuốc ngải cứu kết tinh mang đến tác dụng tốt nhất là tháng 6 hàng năm, khi đó các thầy thuốc đông y sẽ hái thuốc về phơi khô, tán nhỏ, lấy phần lông trắng được dược học cổ truyền gọi là ngải nhung dùng để làm thuốc chữa bệnh.

1. Tác dụng của cây ngải cứu trong Y học Cổ truyền

Tăng khả năng thụ thai

Đây là một trong những tác dụng tuyệt vời mà không phải cây thuốc dược liệu nào cũng có thể làm được. Đối với những cặp vợ chồng khó thụ thai dù không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào có thể áp dụng bài thuốc từ ngải cứu nổi tiếng trong đông y như sau: Chuẩn bị 6 -12g ngải cứu sắc lấy nước uống thay nước trà, ngày uống 3 lần hoặc tán ngải cứu thành dạng bột (5-10g) hoặc cao đặc (1 – 4g) uống một tuần trước chu kỳ kinh nguyệt.

Ngải cứu giúp an thai

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ có thai nếu xuất hiện hiện tượng đau bụng ra máu có thể dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr tía tô. Dùng với 600ml nước sắc còn 100ml, ngày uống 3 – 4 lần sẽ mang đến những tác dụng bạn không thể ngờ. Đây cũng là một trong những thực phẩm được chuyên gia khuyên mẹ nên ăn gì trong tháng đầu tiên mang thai?

Kinh nguyệt không đều

Nhiều chị em truyền tai nhau những tác dụng của cây ngải cứu, trong đó tác dụng được nhiều chị em lưu tâm nhất chính là điều trị triệu chứng kinh nguyệt không đều. Khi bị kinh nguyệt không đều, chị em có thể dùng ngải cứu theo bài thuốc: Ngải cứu khô 10g sắc cùng 200 ml nước còn 100 ml, bỏ thêm đường uống ngày 2 lần. Sau 1 – 2 ngày thì tác dụng của cây ngải cứu được phát huy giúp cơ thể đỡ mệt, kinh nguyệt điều hòa tốt hơn.

Chữa bệnh hiệu quả nhờ cây thuốc ngải cứu

Chữa bệnh hiệu quả nhờ cây thuốc ngải cứu

Ngải cứu trị rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ em

Khi trẻ bị rôm sảy mẩn ngứa, các mẹ có thể sử dụng cây thuốc ngải cứu để điều trị bằng cách xay nát lá lọc lấy nước cốt dùng để tắm cho trẻ. Thực hiện liên tục vài ngày các vết rôm sảy, mẩn ngứa trên da trẻ sẽ hết.

Ngải cứu trị mụn trứng cá

Ngoài tính năng an thai, trị rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ em,...tác dụng của ngải cứu còn được chứng minh trong việc trị mụn trứng cá trên da. Theo các chuyên gia da liễu, chị em có thể dùng ngải cứu tươi giã nát đắp lên mặt trong khoảng 15 phút; sau đó rửa sạch với nước ấm.

Cây thuốc ngải cứu chữa suy nhược cơ thể        

Một trong tác dụng của cây ngải cứu không thể bỏ qua chính là góp phần điều trị bệnh suy nhược cơ thể, kiệt sức hoặc phụ nữ mới sinh có thể dùng 5 cành ngải cứu tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi hãm với nước sôi, uống hàng ngày hoặc bạn có thể sử dụng chúng trong các bữa ăn với lượng phù hợp.

2. Món ăn bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây ngải cứu

Trứng gà tráng ngải cứu: Đây là món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình, chỉ với lá ngải cứu thái nhỏ, cho trứng gà vào đánh đều, nêm gia vị vừa ăn, dán vào chảo bằng dầu ăn.

Món ăn quen thuộc từ cây thuốc ngải cứu trong bữa ăn gia đình

Món ăn quen thuộc từ cây thuốc ngải cứu trong bữa ăn gia đình

Cháo ngải cứu: Dùng ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường. Ngải cứu thái nhỏ đun sôi, lọc lấy nước dùng để nấu cháo. Khi cháo chín thì cho thêm đường, chia thành 2 lần ăn trong ngày và dùng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.

Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Với món ăn này, bạn cần cây thuốc dân gian, thịt nạc băm nhỏ, gia vị. Thịt nạc băm nhỏ, nêm gia vị, xào qua rồi đổ nước, khi nước sôi rồi cho rau ngải cứu vào, đợi khi rau chín nêm gia vị vừa ăn rồi ăn khi canh còn nóng.

Với những tác dụng tuyệt vời, ngải cứu đang được ứng dụng rộng rãi trong các bữa ăn cũng như bài thuốc trong đông y. Ngoài những tác dụng trên, cây thuốc này vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu và tương lai không xa chúng ta có thể tìm và phát huy hết công dụng của chúng.