Với hương vị thơm ngon, mận không chỉ đánh gục mọi giác quan của người thưởng thức mà còn khiến người dùng bất ngờ trước tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của chúng.
- Những bài thuốc trị ho an toàn, hiệu quả từ quả sấu
- Trị bệnh gút dứt điểm từ cây thuốc tía tô nổi tiếng trong dân gian
- Nên hay không nên sử dụng phối hợp nhân trần và cam thảo?
Tác dụng chữa bệnh từ cây thuốc quý Mận
Theo ngành Y học Cổ truyền, cây mận còn được biết với cái tên khác nhau như lí thực hay lí tử,... là cây nhỡ, lá nhọn hai đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cành ngắn. Mùa ra hoa từ tháng 12 – 1, quả chín vào tháng 5 – 7. Khi đến mùa, hoa mận có màu trắng, có màu sắc thay đổi, bồ quân, tím, vàng lục, thường có một rãnh bên, nhân hạch nhẵn, cánh hoa hình trứng, ngược.
Các bộ phận của cây mận như: rễ, vỏ cây, lá, nhân hạt, quả,…đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, cây mận không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây thuốc quý được nhiều thầy thuốc áp dụng. Quả mận có vị chua ngọt, có công dụng sinh tân lợi thủy, thanh can điều nhiệt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, tiêu khát, thủy thũng,… Ngoài quả mận có tác dụng trong chữa bệnh mà rễ cây mận, lá, vỏ cây, nhân hạt cũng có tác dụng trong việc chữa bệnh chuyên trị vết thương do sang chấn, nhuận tràng, lợi thủy, tán ứ,…
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thuốc quý mận
Cây thuốc quý mận có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
1. Ngăn ngừa ung thư
Cây thuốc quanh ta có rất nhiều điều kỳ diệu mà đôi khi bạn không thể lý giải với những tác dụng tuyệt vời mà không cần tốn nhiều tiền như: Trị bệnh gút dứt điểm từ cây thuốc tía tô hay những bài thuốc trị ho an toàn, hiệu quả từ quả sấu,...và bây giờ là tác dụng chữa bệnh từ cấy thuốc quý mận. Trong trái mận chứa vitamin A và C, những chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ giúp chế ngự các gốc tự do – nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư và những tổn hại ở các tế bào do bị ô-xy hóa.
Trong nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh từ cây thuốc quý Mận, các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại đều khẳng định công dụng phòng chống ung thư của loại trái cây này. Đây là một trong những tin vui cho những người mắc bệnh ung thư.
2. Chữa tiêu chảy và kiết lỵ
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, những người Ấn đẫ dùng hạt mận đỏ để phòng ngừa và chữa các bệnh tiêu chảy hay kiết lỵ. Bạn chỉ cần ngâm hạt mận vào trong một lọ nước đậy kín trong 5 ngày sau đó lấy hạt ra và xay nát thành bột nhão rồi uống bột này khi bị tiêu chảy hoặc kiết.
Hương hoa mận có tác dụng giảm sốt hiệu quả
3. Ngăn ngừa sự gia tăng mức cholesterol
Theo tin y học mới nhất, trong quả mận chứa chất xơ và dinh dưỡng nên có khả năng ngăn chặn sự leo thang của mức cholesterol trong cơ thể, từ đó góp phần làm giảm bớt nguy cơ xảy ra những căn bệnh có liên quan đến tim mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ.
4. Cây thuốc mận hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
Mận không chỉ là một thức quả ăn hàng ngày mà trong quả mận chứa nhiều chất xơ nên ăn mận thường xuyên sẽ giúp cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động trơn tru, giúp ruột loại bỏ chất thải hiệu quả và ngăn ngừa chứng táo bón.
5. Thuốc giảm sốt tự nhiên
Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn không nên bỏ qua cây thuốc tuyệt vời như cây mận. Đây cũng chính là một trong những lời khuyên mà thế giới cây thuốc quanh ta luôn hướng tới. Không chỉ quả mận mới có tác dụng mà việc ngửi mùi thơm từ hoa mận đỏ được coi là một trong những bí quyết trị sốt từ dân gian. Với hương thơm dịu nhẹ có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt còn tốt hơn cả thuốc paracetomol. Do đókhi bị sốt nhẹ, bạn nên thử áp dụng cách chữa bệnh đơn giản nhưng hiệu quả này.
Cây mận đang đóng góp một phần không nhỏ trong việc chữa bệnh hiện nay, nhất là khi tình hình y tế tại khu vực miền núi phía bắc nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì cây mận như lại thảo dược quí giúp người dân phòng tránh được những căn bệnh thường ngày và căn bệnh nguy hiểm.
Nguồn: ytevietnam.net.vn