Người Việt bị ung thư hàng loạt vì thói quen bệnh nặng mới đến viện?

Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ người bị ung thư cao nhất khu vực và thế giới. Không có thói quen đi khám bệnh định kỳ là một trong những nguyên nhân.

Ngày 25/09/2017, 03:39:43   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1839

Theo cập nhật của trang tin tức y tế mới nhất thì khi bệnh nhân đến bệnh viện để thăm khám, điều trị chính là lúc bệnh đã chuyển nặng, ung thư đã ở giai đoạn muộn. Điển hình là nhiều trường hợp phát hiện bệnh ung thư sau 20 năm đi không đi khám. Tin y tế cập nhật về những trường hợp như vậy.

Bệnh nhân ung thư phát hiện muộn vì không có thói quen khám bệnh 

Bệnh nhân ung thư phát hiện muộn vì không có thói quen khám bệnh 

Lần duy nhất khám bệnh thì bị ung thư

Ông Nguyễn Văn Huấn – quê Thái Bình bị ung thư thực quản giai đoạn cuối đang điều trị xạ trị tại Bệnh viện K 2 luôn đau đáu ánh mắt hướng về người vợ của ông.

Vợ chồng ông Huấn cả đời lo cho con không biết đến hưởng thụ cái gì. Ông bà cưới nhau đã ngoài 30 nên ngoài 60 tuổi con cái ông bà mới lập gia đình hết. 3 đứa con cả con trai và con gái đều ở riêng. Đến lúc ông bà an nhàn được chút thì ông Huấn tự nhiên người cứ gầy đi và đau bụng.

Lúc này, ông vẫn giấu vợ con chịu đựng một mình vì không muốn vợ con lo lắng. Khi đau ông chịu nổi, ông chỉ ngồi ôm bụng kêu đau. Vợ con ông đưa ông lên Bệnh viện tỉnh khám. Bác sĩ nội soi dạ dày nhưng khi đưa ống nội soi vào đến thực quản dưới đã bị “tắc lại” vì khối u to chắn cả thực quản.

Bác sĩ nghi ngờ ung thư thực quản, ông Huấn lặng người đi, còn vợ ông khóc hết nước mắt. Bệnh ung thư quá xa vời với gia đình ông giờ đã gõ cửa hỏi thăm. Khi nghe bác sĩ tư vấn, ông ngậm ngùi mình vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu và cách đây 1 năm đã có dấu hiệu nuốt nghẹn nhưng ông lại cho rằng 62 tuổi, ngày xưa các cụ nuốt còn nghẹn hơn mình mà chẳng đi khám cũng sao đâu. Đến lúc bệnh trở nặng, ông Huấn mới chịu đi khám.

Ông Huấn kể, lần duy nhất ông đến bệnh viện là cách đây 20 năm bị giun chui cuống mật và từ đó đến nay ông thấy mình khoẻ, ăn uống tốt nên chẳng bao giờ biết khám sức khoẻ là cái gì và đây có lẽ là lần thứ hai trong đời ông được đến bệnh viện là lần thứ 2 này nhận án tử ung thư.

30 mũi xạ trị, cân nặng từ 64 chỉ còn 46 kg, ăn uống hoàn toàn dựa vào đường bơm từ cạnh sườn. Nhìn bắp ngô, củ khoai ông cũng thèm nhưng đành chịu không ăn nổi. Vợ ông suốt ngày lo nghĩ chỉ sợ ông không qua khỏi bởi bệnh nặng lại phát hiện ở giai đoạn muộn, đã có u hạch ở dạ dày.

Không riêng gì ông Huấn, bà Vũ Thị Tâm – quê Hà Nam 56 tuổi cũng tương tự. Cuộc sống hàng ngày của bà khoẻ mạnh nên chủ quan bà Tâm chẳng biết đến bệnh viện, tầm soát là cái gì. Chỉ đến khi đã mãn kinh vài năm tự nhiên lại thấy kinh nguyệt xuất hiện, bà Tâm cũng chủ quan không khám và khi xuất hiện nhiều hơn thì con dâu khuyên bà đi kiểm tra.

Đến bệnh viện kiểm tra bác sĩ phát hiện bà bị ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn muộn phẫu thuật và có hạch di căn ổ bụng.

Hầu hết những bệnh nhân ở bệnh viện K cơ sở 2 đều giống ông Huấn bà Tâm họ chẳng biết đến khám bệnh là gì và chỉ đến khi bệnh nặng mới tìm đến bác sĩ lúc này cơ hội điều trị bệnh đã hầu như không còn.

Tiếc vài nghìn, bỏ cả cuộc sống

Theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 100.000 nghìn người mắc mới ung thư. Đó là con số đáng báo động về tình hình mắc căn bệnh này ở nước ta.

Tiếc vài nghìn, bỏ cả cuộc sống

Tiếc vài nghìn, bỏ cả cuộc sống

Và con số người mắc và chết vì bệnh ung thư sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tiếp theo. Nhiều người Việt Nam sẽ không khỏi giật mình khi biết nước ta thuộc top 2 những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

TS Hoàng Đình Chân – Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương cho biết, ung thư là căn bệnh nguy hiểm không phân biệt giới tính và tuổi tác, có khả năng dẫn đến tử vong rất cao nhưng diễn biến âm thầm trong cơ thể, khi phát hiện thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn và khả năng chữa khỏi rất thấp.

Hiện nay có tới 70% người bệnh đến viện đã ở giai đoạn muộn, một số bệnh như ung thư gan, ung thư phổi còn thấp hơn.

Những yếu tố như môi trường độc hại, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm chứa chất bảo quản, thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc, uống rượu…) là những tác nhân chính khiến bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của bệnh ung thư.

Tại Việt Nam các bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới là: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại-trực tràng, ung thư thanh quản và ung thư thực quản. Đối với nữ giới các bệnh ung thư phổ biến nhất là: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Với hậu quả nặng nề mà căn bệnh này mang lại, ung thư hiện đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm và tiến hành điều trị kịp thời đang là vấn đề vô cùng cần thiết. TS Chân cho biết với nam giới và nữ giới từ 30 tuổi trở lên ông khuyến cáo mỗi năm nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát một lần. Tuỳ vào tiểu sử và yếu tố gia đình có thể tầm soát bệnh đó và chi phí cũng không quá cao có khi chỉ 7 -8 nghìn đồng/ngày là có thể phát hiện sớm được bệnh.

Hiện nay, bệnh ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi, chẩn đoán hình ảnh.

Sàng lọc sớm bệnh ung thư giúp phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh.

Thói quen không khám bệnh thường xuyên hoặc kiểm tra khi cơ thể bất thường của nhiều người chính là lý do khiến bệnh ung thư ngày càng phổ biến. Vấn đề này nhận được sự quan tâm từ các bạn sinh viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo Báo Infonet