Cụ thể, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng của thức khuya đến làn da và quầng thâm mắt, thậm chí đây còn là thói quen cực xấu khiến bạn mắc nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, thậm chí cả ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đi ngủ sớm. Vậy bạn phải làm gì để tự bảo vệ mình khi phải thức khuya quá nhiều.
- Sốc: Gần 50.000 ca mắc sốt xuất huyết chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017
- “Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn” Tiến bộ mới trong Y Học hiện đại
- Cây mật gấu có tác dụng gì
Làm gì để thức khuya thường xuyên không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn?
Định nghĩa về thức khuya mà không phải ai cũng biết
Nhắc đến thức khuya nhiều người vẫn nghĩ là một thói quen hằng ngày vì bận việc hoặc sử dụng điện thoại quá nhiều. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết được như thế nào được gọi là thức khuya và tác hại của thói quen rất phổ biến này. Trang tin tức y tế mới nhất thì Bác sĩ Nguyễn Mai Hương – Phụ trách khoa Thần Kinh – Bệnh viện Hữu Nghị cho biết mỗi đêm khoảng thời gian để ngủ tốt nhất cho cơ thể và làn da là từ 9 - 10 giờ đêm và thức dậy lúc 5 - 6 giờ sáng. Vậy như do cuộc sống, công việc và tính chất công việc như trực đêm, làm ca, chăm người ốm, chăm con nhỏ….nên có thể bị suy yếu hệ miễn dịch, mất tập trung, tăng cân hay gây bệnh tim mạch, tiểu đường, da xấu…rất nguy hiểm.
Vì thế, có thể nhận thấy rằng bạn cần chú trọng đến chất lượng giấc ngủ cũng như quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn, tâm lý và uống đủ nước để có thể hạn chế tác hại xấu của việc thức khuya đến cơ thể. Theo đó, có thể thấy rằng bạn hoàn toàn có thể hạn chế được tác động ấy bằng việc thực hiện các thói quen dưới đây.
Định nghĩa về thức khuya mà không phải ai cũng biết
Lời khuyên của chuyên gia giúp thức khuya không còn là nỗi ám ảnh
Trang tin y tế cũng đã cập nhật thông tin về hướng dẫn của chuyên gia để hạn chế tối đa tác hại cho việc thức khuya đến sức khỏe và cơ thể của bạn nếu trong trường hợp bạn bắt buộc phải thức khuya thường xuyên. Cụ thể:
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ luôn tốt: Nếu bạn chỉ có ít thời gian để ngủ và không thể ngủ sớm thì bạn nên nâng cao chất lượng của giấc ngủ. Bởi vì khi bạn ngủ thì não của chúng ta vẫn làm việc để thực thi nhiệm vụ sắp xếp lại chuỗi sự kiện và công việc trong một ngày. Chuyên gia y tế khuyến cáo bạn ăn ít hơn 4 giờ đồng hồ thì bạn khó có thể ngủ sâu giấc và não sẽ không đủ thời gian để nghỉ ngơi gây ra hiện tượng căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh nguy hiểm. Bởi vậy, bạn có thể bổ sung bằng cách bù ngủ trưa khoảng 30 phút giúp bạn hồi phục sức khỏe của cơ thể hiệu quả nhất.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước trong mỗi ngày: Thực tế trong cơ thể của chúng ta có đến khoảng 70% là nước. Vì thế nếu trong trường hợp khi nhu cầu nước không được đáp ứng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và làm việc thiếu năng suất và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần uống đầy đủ lượng nước để đảm bảo não hoạt động tốt nhất. Đây chính là thói quen mà các bạn sinh viên theo học các trường Cao đẳng Y Dược thường áp dụng vào mỗi mùa thi khi phải thức đêm ôn thi.
Lời khuyên của chuyên gia giúp thức khuya không còn là nỗi ám ảnh
- Cung cấp những thực phẩm lành mạnh: Tiếp đến bạn cần nhớ chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Vì thế, nếu bạn thường xuyên phải thức đêm thì nên ăn uống đầy đủ các thực phẩm lành mạnh, tránh thức ăn nhanh và các chất béo. Bởi vì bạn có thể bị các bệnh nặng như béo phì, tiểu đường, thậm chí là ung thư…vv. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn trước 8 giờ tối nếu muốn thức khuya. Bạn cũng có thể ăn thêm các chất xơ nhẹ vào giữa tối để tránh cảm giác đói và hạn chế bệnh dạ dày vì thức khuya thường xuyên. Bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B (trong thịt, cá), chất xơ như rau lá màu xanh đậm, trà xanh, sữa chua… và các loại cá giàu axit béo omega-3 vì đây là nguồn protein dồi dào, là chìa khóa cho sức khỏe não bộ. Các chuyên gia về y học cổ truyền cũng khẳng định ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn hạn chế tác hại của việc thức khuya quá nhiều.
Trang Minh