Hoa Cúc La Mã - Thần Dược của sức khỏe

Cúc La Mã với những công dụng tuyệt vời vậy nên khiến loài hoa này được tôn vinh là thần dược cho sức khỏe, các bạn cùng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngày 04/07/2022, 02:24:38   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 322

http://ytevietnam.net.vn/wp-uploads/large/Hoa%20C%C3%BAc%20La%20M%C3%A3%20-%20Th%E1%BA%A7n%20D%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%E1%BB%A7a%20s%E1%BB%A9c%20kh%E1%BB%8Fe.jpg

Hoa Cúc La Mã - Thần Dược của sức khỏe

Từ xa xưa, Cúc La Mã đã được ví như một thần dược đối với sức khỏe – làm đẹp. Người La Mã cổ đại đã biết sử dụng loài hoa này để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau và đã được ghi nhận trong y văn của Hippocrate như tác dụng phòng nhiễm khuẩn, kháng viêm, nhanh lành vết thương, giảm đau và an thần…

Đặc điểm thực vật:

Tên gọi khác: Cỏ may thơm, cúc chó, cây roi ngựa.

Tên khoa học: Matricaria Chamomilla, thuộc họ Cúc Asteraceae

Là loài hoa dại dễ sống, ưa nắng, Thân thảo cao khoảng 0.5 – 1,5m

Lá: lá nhỏ hình răng cưa. Một thân phân ra nhiều cành. Thân và lá màu xanh sẫm.

Hoa có màu trắng, nhiều cánh nhỏ,có 1 lớp, nhụy vàng, nó gần giống với cúc họa mi ở Việt Nam. Hoa có mùi thơm đậm.

Phân bố:

Có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng thảo dược này được du nhập ra nhiều vùng trên thế giới, nhiều nhất là Canada, Mexico, Hoa Kỳ, Úc,… Nhiều quốc gia châu Á loài hoa này cũng phát triển nhiều. Ở Việt Nam, bất cứ vùng đất nào có cây cỏ dại mọc cũng dễ dàng thấy sự hiện diện của loài hoa này đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đà Lạt.

Thành phần hóa học:

Chủ yếu là tinh dầu hoa cúc có hoạt chất Terpene bisabolol chứa 0,24% - 1,9% dễ bay hơi.

Và các chất hoạt động khác gồm chamazulene, farnesene, ,các flavonoid

(bao gồm apigenin, quercetin, patuletin và luteolin) và coumarin.

trong đó các Flavonoid hoạt chất Apigenin là hợp chất có hoạt tính sinh học cao nhất.

Công dụng của Cúc La Mã

1. Trị đau thắt dạ dày

Loại hoa cúc này là người bạn tốt của dạ dày, do nó có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh vì vậy trị các chứng co thắt ruột và dạ dày rất tốt và hiệu quả.

2. Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Trà hoa cúc la mã không những thơm ngon mà có thể giúp bạn làm giảm cảm giác buồn nôn, quặn ruột, đau bụng do virus gây ra.

3. Chữa trị bỏng và các vết trầy xước

Trà cúc pha đặc được dùng để trị các vết trầy xước và bỏng. nhờ hoạt chất Bisabolol có trong hoa. Pha 3 gói trà trong một bát nước sôi, khi nước nguội, nhúng khăn vào và đắp khăn lên vùng bị thương.

Người La Mã và Hy Lạp, Ai cập thường dùng loại cúc này đắp lên các vết thương cho chóng lành. Trong nghiên cứu, cho những con chuột uống loại nước có pha hoa cúc La Mã thường mau lành vết thương hơn. Tinh dầu của Hoa cúc này dùng để bôi lên vết bỏng cũng có hiệu quả tốt.

4. Giúp giảm quầng thâm quanh mắt

Nhúng 2 túi trà cúc La Mã vào nước ấm trong 5 phút, sau đó lấy ra và để nguội theo nhiệt độ trong phòng rồi đắp lên 2 mắt vào ban đêm. Sẽ giúp đỡ mỏi mắt và giảm các quầng thâm.

5. Giúp An thần, thư giãn, giảm mệt mỏi

Thảo dược có tác dụng an thần. do đặc tính đó sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, dễ dịu. Người thường gặp phải những triệu chứng mất ngủ lâu dài cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, sẽ dẫn đến trầm cảm, dùng một tách trà hoa sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu, tốt.

6. Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

DsCKI Nguyễn Quốc Trung, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trà thảo dược này đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ tình trạng của bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng hàng ngày đều đặn. Các tinh chất trong trà sẽ hạn chế việc chỉ số đường huyết quá cao và ngăn ngừa biến chứng.

7. Giúp phòng chống cảm lạnh

Kiên trì sử dụng thường xuyên, loại trà nàysẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Cúc hoa la mã có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, do vậy các chứng cảm lạnh cũng giảm đi đáng kể.

8. Cúc la mã có khả năng phòng chống chữa trị ung thư

Flavonoid có trong hoa cúc la mã có khả năng chống oxy hóa cực mạnh giúp ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột. Cần uống trà này một cách thường xuyên và đúng chỉ dẫn mỗi ngày. Vừa đơn giản vừa hiệu quả cao và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

9. Giúp làm mát gan và giải độc gan

Hàng ngày uống trà hoa cúc la mã là một phương pháp lý tưởng giúp làm mát gan và giải độc gan. Trà thảo dược này giúp thanh nhiệt, giúp gan phát triển khỏe mạnh. Và giúp gan bài trừ được các độc tố có hại trong thức ăn. Đặc biệt, những người thường xuyên phải uống bia rượu, Trà cúc này được coi như một thần dược tự nhiên.

10. Công dụng dưỡng da sáng mịn

Ngoài những tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, Thảo dược này còn là một phương pháp làm đẹp tuyệt vời cho phụ nữ. Đặc biệt là hiệu quả chăm sóc da mịn màng, mềm mại. Với lượng vitamin E dồi dào, giúp làm da căng khỏe, sáng mịn và phòng chống được các dấu hiệu lão hóa.

11. Giúp làm sạch gàu và nuôi dưỡng tóc bóng mượt

Nhiều phụ nữ Ai Cập xưa đã biết tới công dụng của nó đối với mái tóc. Dùng hoa tươi đun nước để gội đầu có tác dụng làm sạch da đầu, mượt tóc và hạn chế gàu. Còn có mùi thơm rất dễ chịu cũng sẽ giúp thư giãn nhẹ nhàng sau một ngày làm việc căng thẳng.

12. Cúc la mã giúp chăm sóc vùng kín hiệu quả

Cúc la mã được sản xuất ra dung dịch vệ sinh phụ nữ. Do 3 thành phần hóa học quý là Chamazulene, Bisabolol và Flavonoid, Nên thảo dược này có công dụng hoàn hảo trong chăm sóc vùng kín của phái nữ.

http://ytevietnam.net.vn/wp-uploads/large/Tr%C3%A0%20c%C3%BAc%20La%20m%C3%A3%20gi%C3%BAp%20an%20th%E1%BA%A7n%2C%20gi%E1%BA%A3m%20n%C3%B4n.png

Trà cúc La mã giúp an thần, giảm nôn

Một số bài thuốc từ thảo dược

1. Chữa trị chứng đầy hơi từ trà hoa cúc la mã

Cho 2 gam hoa cúc khô vào nước ấm khoảng 10 phút là sử dụng được. Hoặc dùng túi trà bán sẵn.

Sử dụng hàng ngày hoặc ngay khi có cảm giác đầy hơi, khó tiêu. Thuốc làm giảm đi các triệu chứng bí khí, đầy hơi, căng tức bụng. Hương vị của loại trà từ cúc khá dễ chịu, không đắng nên cũng rất dễ uống.

2. Bài thuốc làm sáng da mặt hiệu quả từ cúc la mã

Dùng 2 gói trà cúc La Mã nhúng vào 200ml nước sôi dùng để xông mặt giúp lỗ chân lông giãn nở để bụi bẩn thoát ra ngoài. Rồi rửa mặt lại với nước sạch để lỗ chân lông se khít. Cần kiên trì thực hiện trong 1 thời gian sẽ có được một làn da sáng mịn, tươi trẻ, đầy sức sống,

3. Cách làm giảm quầng thâm mắt đơn giản từ bã trà cúc la mã

Có thể uống Trà hoa cúc thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe, giảng viên dạy Trung cấp y học cổ truyền cho biết: phần bã trà nên tận dụng lại trị quầng thâm mắt. Bã trà sau khi đã pha xong cho vào tủ lạnh đến khi sờ cảm thấy mát tay. Đắp vào vùng dưới mắt trước khi đi ngủ. Sử dụng đều đặn hàng ngày giúp làm giảm quầng thâm hiệu quả và giúp cơ thể thư giãn.

5. Bảo vệ vùng kín từ tinh dầu cúc la mã

Nhỏ hai 2 – 3 giọt tinh dầu cúc vào một chậu nước nhỏ để rửa vùng kín. Có thể thay dùng bằng hoa tươi hoặc hoa khô. Tuy nhiên, dạng tinh dầu nguyên chất vẫn chứa hàm lượng các chất cao hơn và dễ bảo quản cũng như sử dụng. Sử dụng sau một thời gian tình trạng viêm nhiễm vùng kín sẽ tự mất, bớt khí hư, giảm mùi hôi rõ rệt.

6. Chữa trị gàu, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe

gội đầu hường xuyên thảo dược này có tác dụng làm sạch da đầu, tóc bóng mượt nhanh dài và hạn chế đáng kể tình trạng gàu. nếu khó kiếm hoa tươi, có thể thế bằng hoa khô hoặc tinh dầu.

7. Bài thuốc giúp an thần, dễ ngủ

Uống thường xuyên trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút 1-2 gói với 250ml nước ấm pha sẽ giúp người dùng đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ sâu giấc hơn

8. Bài thuốc chữa trị mụn từ cúc la mã

Dùng tăm bông bôi trực tiếp tinh dầu hoa cúc la mã lên các đốm mụn sau khi làm sạch da. Các hoạt chất kháng viêm trong hoa này sẽ làm êm dịu các tổn thương do mụn gây ra. Ngoài việc giúp điều trị mụn thì cúc la mã còn giúp các tế bào nhanh hồi phục.

9. Giúp giải độc gan hiệu quả

Uống trà hoa cúc hàng ngày giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, tiêu độc. Pha khoảng 2 túi trà vào 250ml nước sôi. Sau đó, để nguội dần và uống. Nếu phải dùng rượu bia, nên uống trước khoảng 1 tiếng.

Lưu ý khi dùng Cúc La Mã

- Người bị chứng rối loạn xuất huyết hay đang dùng các thuốc chống đông máu, không nên dùng

- Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây kích thích tử cung co bóp, tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non.

- Khi lái xe hay vận hành máy móc, không nên dùng vì có thể gây buồn ngủ

- Một số người thường bị dị ứng với phấn hoa không nên dùng.

- Không lạm dụng uống quá nhiều trà cúc trong một thời gian ngắn có thể gây nôn mửa và chóng mặt.

Là một loài hoa thiên nhiên, Cúc la mã lại có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số bệnh cũng như làm đẹp. Để đảm bảo độ an toàn, không nên lạm dụng dùng cúc la mã với liều lượng và tần suất quá nhiều. Trước khi sử dụng cần tham vấn thầy thuốc để được an toàn. Hãy chia sẻ cho người thân và mọi người biết về loài thảo dược quý này nhé./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung