- Nấm hương đặc biệt có lợi cho người mỡ máu, tăng huyết áp
- 4 loại trà hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
- Gừng giúp cải thiện triệu chứng bệnh Guot bạn đã biết chưa?
Lá húng quế
Bác sĩ YHCT, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay trong Y học cổ truyền Húng quế được coi là một trong những cây dược liệu có giá trị hiệu quả với một số bệnh tật của con người.
Đặc tính thực vật của Húng quế
Húng quế còn có tên gọi khác là: Húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái.
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
Thuộc họ: Hoa môi (Labiatae)
Húng quế là loại cây thân thảo mọc quanh năm, cây mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình vuông, cao khoảng chừng 40cm - 60cm, có khi cây cao hơn tùy vào chất đất và khoảng cách trồng.
Lá Húng có màu xanh lúc hoặc có loại tím đen nhạt, lá mọc đối, dạng hình xoan, các chồi thường hay từ nách lá đâm ra từ nên cành của Húng quế thường mọc xum xuê.
Hoa của Húng quế nhỏ có màu trắng hay màu tía, mọc thành những chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng có từ độ 5 - 6 hoa. Quả chứa hạt đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất.
Theo Đông y Y học cổ truyền, húng quế có vị cay, tính âm vào kinh phế, tỳ, tâm, tam tiêu. Theo các nghiên cứu cho thấy Húng quế có chứa nhiều đạm, có lượng protein khoảng 6%, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine.
Trong húng quế có chứa tinh dầu: khoảng 0,4 - 0,8% có màu vàng nhạt, hương thơm nhẹ và dễ chịu. Từ năm 1976 cho đến nay, nước ta có nhiều vùng trồng Húng quế trên qui mô lớn để cất tinh dầu từ Húng Quế dùng trong công nghiệp, chất thơm, mỹ phẩm để dùng sử dụng ở trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.
Một số bài thuốc có sử dụng húng quế
Bài thuốc từ Húng quế hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ, an thần
Một số bài thuốc chia sẻ dưới đây có sử dụng húng quế có tác dụng an thần, chữa mất ngủ:
Bài 1: Húng quế khô 30gr hãm cùng với 200 ml nước đun sôi, uống ngày 2 lần/ngày. Nếu dùng loại tươi 100gr
Bài 2: Húng quế: 30gr, sài đất: 30gr, hãm các loại với 200 ml nước đun sôi, uống 2 lần/ngày.
Bài 3: Húng quế: 20gr, trinh nữ: 25gr, hãm cùng với 200 ml nước đun sôi, uống 2 lần/ngày.
Bài 4: Húng quế: 20gr, trinh nữ 25gr, đỏ ngọn: 25gr, sắc kỹ cùng với 500 ml nước, uống 2 lần/ ngày (dùng trong ngày)
Bài 5: Húng quế: 30gr, trinh nữ: 25gr, lạc tiên: 30gr, sắc kỹ cùng với 500 ml nước, uống 2 lần/ngày (dùng trong ngày)
Bài 6: Húng quế: 30gr, trinh nữ: 25gr, lạc tiên: 30gr, vông nem: 15gr, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Bài 7: Húng quế: 30gr, trinh nữ: 25gr, lạc tiên: 30gr, vông nem, đỏ ngọn: 30g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Lạc tiên sử dụng trong bài thuốc chữa mất ngủ
Bài 8: Húng quế: 30gr, lá mật gấu: 10gr trinh nữ 25gr, lạc tiên: 30gr, sắc kỹ cùng với 500 ml nước uống 2 lần/ngày (dùng trong ngày).
Bài 9: Húng quế: 30gr, sâm bố chính: 10gr, trinh nữ: 25gr, lạc tiên: 30gr, vông nem: 15gr, sắc kỹ các loại với 500 ml nước, uống 2 lần/ngày(trong ngày).
Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Mất ngủ là một dạng rối loạn về giấc ngủ với nhiều những biểu hiện khác nhau như là: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy sớm thường xuyên dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại vào giấc ngủ bình thường… Người mắc phải chứng ngủ sau khi thức giấc thường cảm thấy người mệt mỏi, uể oải, thường xuyên bị buồn ngủ nhưng lại không thể vào giấc ngủ được, làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống…
Tin Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo