Bài thuốc Đông y trị bệnh có củ riềng

Trong Đông y một số đơn thuốc có vị cao lương khương (củ riềng) với công dụng ôn trung, tán hạn, chữa chứng đau dạ dạy do lạnh, nôn, tiêu chảy…

Ngày 12/01/2023, 02:12:41   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 358

Vị thuốc cao lương khương trị đau dạ dày do lạnh

Cao lương khương (củ riềng) trong các đơn thuốc Y học cổ truyền là thân rễ phơi khô của cây riềng, có công dụng tán hàn (chống lạnh) chữa đau dạ dày do lạnh, ôn trung (ấm đường tiêu hóa), nôn, tiêu chảy,...

Vị thuốc Cao lương khương có đặc điểm và công dụng thế nào?

Cao lương khương dùng để làm thuốc, có thể thu hái vào thời điểm mùa Thu Đông hoặc sang Xuân trước vụ mưa phùn. Củ riềng đào về đem rửa sạch đất, cắt bỏ đi phần lá và phần rễ con, phần vẩy lá rồi mang đi cắt thành từng các đoạn nhỏ 4-6 cm, phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu là loại tốt khi vỏ ngoài dược liệu có màu nâu đỏ, có vòng ngang hình dạng gợn sóng, chất cứng bền và khó gãy, chất xơ, có hương thơm nhẹ, không bị xốp. Từng đoạn khô già, màu vàng nâu và không mốc mọt.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Cao lương khương có vị cay, tính ấm; quy vào kinh Tỳ và Vị; tác dụng ôn trung tán hàn (làm ấm đường tiêu hóa), tiêu thực, giảm đau, chủ trị các chứng tỳ vị hàn lạnh, đau bụng do lạnh, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, thức ăn tích trệ, ngã nước sốt rét...

Vị thuốc Cao lương khương được sử dùng cả trong Đông y và Tây y, là vị thuốc giúp kích thích hệ tiêu hóa, chữa trị chứng đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn...

Trong Đông y một số đơn thuốc có vị cao lương khương 

Bài thuốc trị bệnh có củ riềng (Cao lương khương)

- Hỗ trợ chữa viêm dạ dày, đau dạ dày do lạnh: Cao lương khương và hương phụ, hai vị lấy lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, luyện với nước gừng và muối hoàn viên; uống 2-3 lần/ngày, 3-6gr/lần, chiêu thuốc bằng nước ấm.

- Trị nôn do trúng lạnh (vị hàn ẩu thổ): Cao lương khương 9gr, sao qua, tán bột chiêu thuốc dùng nước ấm.

-Trị suy nhược cơ thể do hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy: Cao lương khương 9gr, phục linh 9gr, đảng sâm 9gr. Sắc các vị uống.

-Trị tỳ khí hư nhược, chán ăn, đau bụng và buồn nôn: Cao lương khương 8gr, đại táo 1 quả. Sắc các vị với 300ml nước, cạn còn 100ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Chữa trị sốt rét: Cao lương khương đem tẩm dầu vừng và sao, can khương (nướng). Mỗi vị 40gr, tán nhỏ, dùng mật lợn hòa vào làm thành viên cỡ bằng hạt ngô. Vống 15-20 viên/ngày.

- Chữa đau bụng tiêu chảy "miệng nôn trôn tháo": Cao lương khương 150gr, nướng thơm, sắc với 500ml rượu, chia làm 3 phần, uống trong ngày.

Vị thuốc đại táo trị tỳ khí hư nhược

- Trị tâm tỳ đau do lạnh: Cao lương khương 30gr, giã nát, lọc lấy cốt, sắc với 600ml nước, còn lại 400ml, bỏ đi phần bã, thêm vào 60gr gạo tẻ nấu thành cháo ăn.

- Trị đau quặn bụng do nhiễm lạnh: Cao lương khương 12gr, hậu phác 9gr, đương quy 9gr, quế tâm 2gr, gừng tươi 9gr. Sắc các vị lấy nước uống trong ngày.

-Trị đau đầu: Cao lương khương còn sống, tán nhuyễn, thổi vào lỗ mũi nhiều lần làm cho hắt hơi.

- Đắp thuốc chữa trị trẻ biếng ăn: Cao lương khương, bạch đậu khấu, đại hoàng, trần bì, các bị một lượng bằng nhau. Các vị thuốc chuẩn bị trên tán bột mịn, trộn với va-dơ-lin thành cao mềm.

Bác sĩ YHCT giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Mỗi lần sử dụng lấy một lượng cao thuốc bằng thìa cà phê, phết lên một miếng băng dính có vuông, đặt trực tiếp lên rốn trẻ rồi dán cố định lại, giữ miếng cao thuốc này trong 8 giờ, 1 lần/ngày, liên tục dùng trong 7-10 ngày.