Bác sĩ tư vấn: Đổ mồ hôi quá nhiều là bệnh gì?

Đổ mồ hôi khi lao động nặng nhọc hoặc thời tiết nóng bức là việc bình thường, tuy nhiên nếu bạn bị đổ mồ hôi ngay cả khi nghỉ ngơi hay đi ngủ... thì coi chừng một số bệnh lý sau đây.

Ngày 23/07/2020, 03:32:54   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 688

Theo các chuyên gia, việc đổ mồ hôi là cách tự nhiên để cơ thể duy trì thân nhiệt bình thường. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, hệ thần kinh báo hiệu cho các tuyến mồ hôi kích hoạt. Mồ hôi tạo ra độ ẩm trên da, khi bay hơi có hiệu quả làm mát cho cơ thể.

Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng lên như do bạn lo lắng, hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài quá nóng, hoặc bạn đang bị sốt, ăn đồ cay nóng...

Đổ mồ hôi quá nhiều là bệnh gì?

Theo tin tức Y tế tổng hợp, không phải cứ đồ mồ hôi nhiều là bất thường, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đổ mồ hôi nhiều có thể xuất phát từ những vấn đề sau:

  • Mang thai hoặc mãn kinh

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ khi mang thai sẽ gây ra những thay đổi khác biệt, có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết và gây ra tình trạng toát mồ hôi nhiều hơn bình thường. Theo các chuyên gia, những cơn toát mồ hôi như tắm cũng có thể là những cơn bốc hỏa mà hơn 85% phụ nữ trải qua vào thời kỳ mãn kinh.

  • Căng thẳng quá mức

Lo lắng, căng thẳng có thể kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Theo bác sĩ tư vấn, khi nhiệt độ cao, mồ hôi chảy ra trên khắp cơ thể, mồ hôi này 99% là nước cùng các chất điện giải. Nếu như bạn bị căng thẳng, mồ hôi thường chảy ở một số khu vực, ví dụ như nách. Mồ hôi tiết ra ở các khu vực này có thêm thành phần của các hợp chất amoniac, acid béo chưa no, ... kết hợp với các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân hủy các acid béo này và tạo ra mùi khó chịu.

  • Do ăn thức ăn không phù hợp

Nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều và có mùi tanh như mùi cá thì có thể do bạn bị trimethylamin niệu, đây là một rối loạn di truyền khiến cơ thể không thể giáng hóa trimethylamin. Hợp chất này được sản xuất trong quá trình tiêu hóa một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại đậu, trứng và cá. Nếu như cơ thể không thể chuyển hóa trimethylamin theo cách thông thường, nó bắt buộc phải  giải phóng trimethylamin thông qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Để giảm thiểu tích tụ trimethylamin, bạn không nên ăn những thức ăn như trứng, gan, cá, rau súp lơ xanh và cải brussel...

Nếu như bạn gặp phải tình trạng như trên thì nên đến gặp bác sĩ để tìm một biện pháp điều trị phù hợp.

  • Do bệnh Hyperhidrosis

Đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Hyperhidrosis. Nguyên nhân là do nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Trong y khoa gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định, nhưng có yếu tố di truyền- nếu bố mẹ bị đổ mồ hôi nhiều thì con cái có 28% nguy cơ mắc chứng bệnh này.

  • Mắc một số bệnh lý khác

Bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một  bệnh lý tiềm ẩn, như cường giáp, bệnh gút, bệnh Parkinson. Theo bác sĩ tư vấn, một số trường hợp, đổ mồ hôi quá nhiều, nhất là vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết.

Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý nào đó

Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý nào đó

Bị đổ mồ hôi quá nhiều phải làm gì?

Nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều thì cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp. Hàng ngày bạn nên mặc trang phục phù hợp, mặc loại vải thấm hút mồ hôi tốt, tránh ăn đồ cay nóng và các chất kích thích, giữ vệ sinh cơ thể, giảm cân nếu bạn đang thừa cân béo phì.

Khi mồ hôi ra quá nhiều và bất thường thì bạn nên đi đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp.