Sai lầm: Bác sĩ Việt có thói quen dùng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh hô hấp cho trẻ

Theo thói quen, khi trẻ bị bệnh đến hô hấp, nhiều bác sĩ Việt Nam sẽ dùng thuốc kháng sinh mà không hề quan tâm đến các yếu tố khác, đó là sai lầm phổ biến.

Ngày 09/10/2017, 02:43:34   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 3127

Theo trang tin tức y tế mới nhất cập nhật thì hầu hết các bác sĩ khám cho trẻ bị bệnh hô hấp khá vội vàng, đơn giản cho trẻ dùng thuốc kháng sinh chứ không hỏi về các yếu tố liên quan như tình trạng hút thuốc lá thụ động ở trẻ. Tin y tế này đang nhận được nhiều phản hồi từ các chuyên môn.

Sai lầm: Bác sĩ Việt có thói quen dùng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh hô hấp cho trẻ

Sai lầm: Bác sĩ Việt có thói quen dùng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh hô hấp cho trẻ

Chuyên gia chỉ ra sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh hô hấp ở trẻ em

Tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Những tiến bộ mới trong phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em” do Bệnh viện Nhi trung ương kết hợp với EVER Pharma tổ chức ngày 8/10, các chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm trong điều trị bệnh hô hấp của trẻ em.

Theo Giáo sư Wojciech Feleszko đến từ Khoa hô hấp và dị ứng nhi, Bệnh viện và Đại học Y Warsaw, Ba Lan, trẻ em vốn rất nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp như các tiếp xúc với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết… do hệ thống miễn dịch của các em chưa trưởng thành. Trẻ em khỏe mạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái đi tái lại, dẫn đến phải sử dụng kháng sinh quá mức gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Bệnh nhiễm trùng hô hấp được xem là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em và việc điều trị bệnh này cần chính xác và đúng. Tuy nhiên, theo GS Feleszko nhiều sai lầm bác sĩ thường hay bỏ qua như tình trạng kê đại kháng sinh, bỏ qua hút thuốc lá thụ động.

Kháng kháng sinh ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động

Tại Việt Nam tình trạng kháng kháng sinh cũng như các nước khác và nguyên nhân liên quan đến nhiễm khuẩn theo GS Feleszko nhiễm khuẩn trong nhi khoa đa phần do vi rút và chúng ta thấy trong nhóm vi rút á cúm là chủ đạo vi khuẩn chỉ 10-15 % trong đó vi khuẩn phế cầu đứng hàng đầu một số khác vi khuẩn không điển hình và chủng khác nhưng chúng ta lại sử dụng kháng sinh tới 70-80 % viêm đường hô hấp.

GS Feleszko cho biết khi đến Việt Nam ông thấy người bệnh đến khám chen nhau. Đa phần thầy thuốc kê kháng sinh để bệnh nhân đi về cho nhanh. Vì đông bệnh nhân, thời gian khám chỉ vài phút không thể biết nhiễm vi rút hay vi khuẩn nên bác sĩ kê đại kháng sinh cho xong. Thời gian khám không có, công cụ chẩn đoán thiếu nên không chẩn đoán được đó là do vi khuẩn hay vi rút.

Giáo sư Wojciech Feleszko đến từ Khoa hô hấp và dị ứng nhi, Bệnh viện và Đại học Y Warsaw, Ba Lan

Giáo sư Wojciech Feleszko đến từ Khoa hô hấp và dị ứng nhi, Bệnh viện và Đại học Y Warsaw, Ba Lan

Tâm lý bác sĩ ở Việt Nam khi khám rất lo nghĩ bệnh nhân không đến nơi đến trốn nên để an toàn bác sĩ kê kháng sinh cho chắc. Nhiều nơi bệnh nhân yêu cầu họ muốn khỏe ngay là bác sĩ kê kháng sinh, điều này xảy ra hàng ngày.

Sai lầm thứ hai bác sĩ Việt hay bỏ qua đó là tình trạng hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ động gây nên các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ trong khi đó cha mẹ những đứa trẻ không hề biết và thực tế các bác sĩ ở Việt Nam không bao giờ hỏi các cháu có bị hút thuốc lá thụ động hay không.

Cần phải có liệu pháp phòng chống nhiễm khuẩn mới

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn là những đứa trẻ đẻ non, sống trong môi trường đông đúc, ô nhiễm đặc biệt là hút thuốc lá thụ động.

Hơn 1 tiếng trao đổi với đồng nghiệp Việt Nam, Giáo sư Feleszko nhấn mạnh sự cần thiết phải có liệu pháp phòng chống nhiễm khuẩn mới và ông đề cao phương pháp mới đầy hứa hẹn là liệu pháp điều hòa miễn dịch cơ thể bằng các chất chiết xuất đông khô từ vi khuẩn – hoạt chất OM-85, hay còn gọi là Broncho Vaxom. Được khuyến cáo trong Guideline điều trị của Liên hiệp hội Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ năm 2011 và Guideline viêm xoang và polyp mũi Châu Âu (EPOS) năm 2012, phương pháp này kích thích cơ chế miễn dịch tự nhiên trong cơ thể được phát huy, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Đến tháng 9/2017, Broncho Vaxom cũng vừa được Hội Hô hấp Việt Nam và Hội Tai Mũi Họng Việt Nam chính thức đưa vào Guideline điều trị nhiễm trùng hô hấp trẻ em.

Thông tin trên cũng đã nhận được phản hồi của đông đảo những người đang làm trong ngành Y, trong đó có cả các bạn sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo Báo Infonet