Tác dụng của cây thuốc lục đậu trong Y học Cổ truyền như thế nào?

Không chỉ quen thuộc trong những món ăn ngon giàu chất dinh dưỡng, lục đậu trong Y học Cổ truyền còn có tác dụng chữa nhiều bệnh mà bạn không tưởng.

Ngày 04/07/2017, 12:02:32   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 2944

Lục đậu còn được gọi với tên gọi khác như thanh tiểu đậu hay phổ biến nhất là đậu xanh,....nhưng ít ai biết rằng loại thực phẩm dân dã này lại là cây thuốc dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Tác dụng của cây thuốc lục đậu trong Y học Cổ truyền như thế nào?

Tác dụng của cây thuốc lục đậu trong Y học Cổ truyền như thế nào?

Tác dụng chữa bệnh từ lục đậu như thế nào?

Lục đậu trong Y học Cổ truyền Việt Nam là cây thuốc quý giàu protein, chất xơ, chất béo, carbohydrat; các nguyên tố Na, Ca, Cu, P, K, Fe…và các vitamin. Đặc biệt trong vỏ hạt đậu chứa flavonoid (iso vitexin và vitexin) là một trong những loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích.

Lục đậu là dược liệu có vị ngọt tính mát, vào vị, tâm nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, lợi thủy, chỉ khái và thanh can minh mục. Lục đậu được biết đến là một trong những cây thuốc được áp dụng dùng để điều trị bệnh sốt cao mất nước phù nề, mụn nhọt, say nắng say nóng,  ngộ độc cá, ngộ độc sắn, lở ngứa. Trong việc sử dụng lục đậu, người bệnh có thể dùng từ 15 – 100g bằng cách nấu hầm, sắc.

Tổng hợp bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây thuốc lục đậu

Nếu như những khám phá công dụng chữa bệnh của cây thuốc quý tỏi khiến bạn thán phục bao nhiêu về tính ứng dụng của chúng thì lục đậu cũng không khiến bạn thất vọng. Lục đậu không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong các món ăn trong gia định mà còn là dược liệu quan trọng trong những món ăn bài thuốc trong Y học Cổ truyền. Dưới đây là danh sách những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà Dược học Cổ truyền đã tổng hợp dựa trên những kinh nghiệm dân gian.

Ứng dụng cây thuốc quý lục đậu trong các bài thuốc đông y

Ứng dụng cây thuốc quý lục đậu trong các bài thuốc đông y

Chữa tiêu chảy, nôn mửa: Đây là một trong tác dụng dễ nhận thấy nhất của lục đậu. Để điều trị bệnh này, người bệnh cần 100g lục đậu, 50g hạt tiêu và 10g muối. Sau đó, người bệnh đem rang vàng lục đậu, tán bột và trộn đều lên. Để sử dụng cho các lần tiếp theo, bạn nên bảo quản trong lọ kín và uống mỗi lần 8 – 10g, số giờ uống cách nhau khoảng từ 3 – 4 giờ.

Chữa ngộ độc nấm: Không chỉ chữa tiêu chảy, nôn mửa hiệu quả, lục đậu còn chữa ngộ độc nấm hiệu quả. Với bài thuốc dân gian từ cây thuốc quý này, bạn cần lục đậu 100g, tử thảo căn 40g, bồ công anh 40g, kim ngân hoa 40g, cam thảo sống 10g đem sắc uống 1 thang (trong trường hợp trẻ em cần phải giảm liều theo tuổi) sẽ giúp người bệnh khắc phụ sự cố ngộ độc nấm. Ngoài chữa ngộ độ nấm mà lục đậu còn chữa ngộ độc nói chung.

Chữa phát sốt, sưng quai hàm, nhức nhối: Nếu bạn bị các chứng bệnh sưng quai hàm, phát sốt, nhức nhối, người bệnh chỉ cần tán bột mịn lục đậu, trộn với dấm, sau đó phết một lớp dày lên chỗ đau, khi khô lại thêm dấm. Bạn nên thực hiện kiên trì ngày 1 lần sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.

Tác dụng của cây thuốc lục đậu trong chữa bệnh

Tác dụng của cây thuốc lục đậu trong chữa bệnh

Chữa ôn nhiệt, co giật, sốt cao và hôn mê: Đây là điểm nổi bật của cây thuốc lục đậu trong Y học Cổ truyền. Với bài thuốc này, người bệnh cần lục đậu 10g, sinh địa 10g, huyền sâm 10g, huyền minh phấn 10g, cam thảo 10g, thạch cao 10g đem sắc ngày 1 thang sẽ có tác dụng lớn trong việc chữa ôn nhiệt, co giật, sốt cao và hôn mê.

Có thể thấy, công dụng của cây thuốc lục đậu trong Y học Cổ truyền rất nhiều như: chữa tiêu chảy, nôn mửa; chữa ngộ độc nấm, co giật, sốt cao và hôn mê; chữa ôn nhiệt, chữa phát sốt, sưng quai hàm, nhức nhối,…và có thể còn rất nhiều tác dụng mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá hết. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc những chứng bệnh kể trên thì không nên ngần ngại sử dụng.

Hiện trong đông y có rất nhiều công trình nghiên cứu công dụng của cây thuốc lục đậu trong việc chữa bệnh. Đây cũng là một trong những cây thuốc được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống nên không có gì lạ khi cũng xuất hiện trong những bữa ăn của bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cây thuốc quý này thì Y tế Việt Nam sẽ là tử điển bách khoa mà bạn không nên bỏ qua.

Nguồn: ytevietnam.net.vn