Nên hay không nên sử dụng phối hợp nhân trần và cam thảo?

Rất nhiều người có thói quen sử dụng chung nhân trần và cam thảo để nấu nước uống hàng ngày, nhưng thực sự có nên sử dụng chúng chung với nhau hay không?

Ngày 11/06/2017, 09:22:47   Tác giả :     Lượt xem: 4113

Theo các Bác sĩ y học cổ truyền đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Có rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng chung nhân trần và cam thảo pha nước uống thay trà, để tạo ra thức uống giải nhiệt, vừa làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi trong những ngày nắng nóng…Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng lại lạm dụng thức uống này lại gây hại nhiều hơn lợi”.

Rất nhiều người có thói quen kết hợp nhân trần và cam thảo để sử dụng hàng ngày

Rất nhiều người có thói quen kết hợp nhân trần và cam thảo để sử dụng hàng ngày

Theo các chuyên gia sức khỏe, giới tính tuy cam thảo và nhân trần đều có tác dụng rất tốt để điều trị các chứng bệnh về gan, giúp cơ thể giải độc, tăng cường sức khỏe… tuy nhiên cũng không nên sử dụng quá thường xuyên.

Có nên sử dụng chung nhân trần với cam thảo?

Nhân trần là cây thuốc dân gian có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng mát gan, giải độc dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, tiểu tiện bí,... Còn đối với cam thảo có vị ngọt, tính bình (khi chưa sao vàng), vị ngọt, tính ôn (sau khi đã sao hoặc nướng chín) có công dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, dùng để điều trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, chống suy nhược...

Cam thảo có tác dụng giữ nước

Cam thảo có tác dụng giữ nước

Mặc dù, cả hai vị thuốc trên đều có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng nếu kết họp chung với nhau thì lại thành không tốt. Theo bác sĩ  YHCT Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam, về nguyên tắc để điều trị các bệnh liên quan đến gan mật, chỉ khi mật không tiết ra ( trong các bệnh lí về mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật hay sử dụng các vị thuốc có tác dụng kích thích mật tiết ra và khi gan có vấn đề thì mới phải bổ gan. Nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh mà lại uống hàng ngày, điều này đồng nghĩa với việc bạn bắt gan và mật không có nhu cầu bài tiết cũng phải bài tiết, không có nhu cầu làm việc cũng phải làm việc, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng và sinh bệnh.

Hơn nữa, cam thảo có tính chất giữ nước còn nhân trần lại có tác dụng kích thích bài niệu, hai vị thuốc có tác dụng trái ngược nhau khi sử dụng chung sẽ gây bất lợi cho cơ thể mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi những tương tác không đáng có mà thuốc mang lại. Với những người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định thì cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải đó là do cam thảo  có tác dụng giữ nước trong cơ thể chúng làm tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.

Nhân trần có tác dụng lợi tiểu, lợi mật

Nhân trần có tác dụng lợi tiểu, lợi mật

Không lạm nên dụng nhân trần và cam thảo

Theo tin tức y tế mới nhất, việc lạm dụng nhân trần và cam thảo không có lợi cho sức khỏe của bạn vì chúng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra cam thảo còn ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố sinh dục ở nam giới nếu nam giới sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những rối loạn sinh dục, làm ảnh hưởng đến khỏe giới tính của phái nam.

Cũng theo các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để đảm bảo sức khỏe cho những người sử dụng bạn không nên sử dụng phối hợp nhân trần với cam thảo và và cũng không nên sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, không sử dụng theo kinh nghiệm cũng như những bài thuốc dân gian. Khi kết hợp nhân trần với cam thảo phải theo chỉ định của thầy thuốc Đông Y trước khi dùng.

Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn