Rối loạn tâm lý khiến nhiều người thích chụp ảnh “tự sướng” nhiều

Nếu bạn là một người thích chụp hình “tự sướng” rồi đăng lên các trang mạng xã hội thì bạn nên cẩn thận bản thân đang bị chứng rối loạn tâm lý đe dọa. Vì sao thế?

Ngày 22/12/2017, 08:24:28   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2114

Theo các chuyên gia tâm lý thì việc bạn sống phụ thuộc quá nhiều vào thế giới ảo và chụp hình tự sướng quá nhiều trên facebook thì nên cẩn thận vì có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn tâm lý thay vì cuộc sống thực sự bên ngoài.

Rối loạn tâm lý khiến nhiều người thích chụp ảnh “tự sướng” nhiều

Rối loạn tâm lý khiến nhiều người thích chụp ảnh “tự sướng” nhiều

Các nhà khoa học khẳng định chụp hình tự sướng là hành vi rối loạn tâm lý

Trên trang tin tức y tế mới nhất khẳng định nghiên cứu từ các nhà khoa học đến từ Đại học Nottingham Trent (Anh) và Trường quản lý Thiagarajar tại Madurai (Ấn Độ). Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mức độ rối loạn tâm lí của những người có hành vi chụp ảnh tự sướng chính là biểu hiện mà tự bản thân họ tự biểu hiện ra dưới động lực do chính những người mê tự chụp hình bản thân tiết lộ ra bên ngoài.

Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Ấn Độ cụ thể với 400 người tham gia theo phương pháp định tính. Nguyên nhân là vì Ấn Độ là nước nhiều tài khoản Facebook nhất trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là nước có nhiều cái chết bất ngờ nhất chỉ vì chụp ảnh tự sướng ở những nơi nguy hiểm chết người nhất. Cụ thể, nghiên cứu cũng đã khẳng định có tất cả 6 yếu tố thúc đẩy hành vi tự cầm điện thoại và chụp ảnh bản thân ở nhiều người hiện nay. Theo đó, do bản thân họ thích chụp ảnh như thế chia sẻ đến những người khác sau đó tiến hành thảo luận trong nhóm có 225 sinh viên Ấn Độ tham gia nghiên cứu. Tin y tế cũng đã thông tin cụ thể đó là những nguyên  nhân như sau: Muốn tự mình tạo không khí mới mẻ, thể hiện đẳng cấp của bản thân, tự mình thể hiện sự thu hút, làm dịu cảm xúc trong lòng, thể hiện sự tự tin và sự phù hợp với xã hội hiện đại. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến nhất mà nhiều người thích chụp hình tự sướng gặp phải và áp dụng vào cuộc sống.

Các nhà khoa học khẳng định chụp hình tự sướng là hành vi rối loạn tâm lý

Các nhà khoa học khẳng định chụp hình tự sướng là hành vi rối loạn tâm lý

Hành vi chụp hình tự sướng để đánh giá mức độ rối loạn tâm lý

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã tự tạo ra được những nấc thang chụp hình tự sướng về hành vi này tương ứng với mức độ của bệnh rối loạn tâm lý tức là một bệnh tâm thần. Theo đó, số điểm tổng được tính từ 1 đến 100. Hành vi thích chụp ảnh “tự sướng” nhiều chính là do chứng rối loạn tâm thần gây ra và được đánh giá cụ thể theo các cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là các mức độ mà bạn cần biết: mức độ nhẹ (chụp hình tự sướng ít nhất ba lần một ngày nhưng không đăng lên mạng xã hội), mức độ cấp tính (là những người chụp hình tự sướng ít nhất ba lần một ngày và có đăng những hình ảnh này lên mạng xã hội) và mức độ mãn tính (không thể kiểm soát hành vi, luôn bị thôi thúc, ám ảnh phải chụp hình tự sướng và đăng liên tục lên mạng xã hội). Căn cứ vào đây có thể nhận định được bạn đang ở mức độ rối loạn tâm lý ra sao và có bị rối loạn hay không.

Trên Tạp chí Sức khỏe Tâm thần và Chứng Nghiện vào ngày ngày 20/12 số ra số tháng 11/2017đã đăng tải nghiên cứu trên và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người thích tự chụp ảnh. Thông tin cũng được đăng trên báo Sputnik. Theo ý kiến từ Giáo sư Mark Griffiths của Đại học Nottingham Trent thì “Chúng tôi bắt đầu xác nhận các vấn đề rối loạn tâm lý của hành vi chụp hình tự sướng và phát triển thang đo đầu tiên trên thế giới về vấn đề này”. Còn với Tiến sĩ Janarthanan Balakrishnan thì cho rằng nếu bạn thích chụp hình tự sướng có thể mắc các rắc rối liên quan đến sự tự tin và phải tỏ ra thích ứng để hòa nhập cùng những người xung quanh họ. Hành vi ấy tương tự với các hành vi gây nghiện khác. Vì thế nhóm nghiên cứu đang thực hiện các cuộc nghiên cứu tiếp theo để giúp người nghiện chụp ảnh tự sướng có thể tự cai nghiện. Mặc dù như thế, có người phát ngôn của Trường Đại học Tâm lý hoàng gia, Mark Salter lại cho rằng nghiên cứu trên chưa có cơ sở. Ông khẳng định: “Có dấu hiệu của sự áp đặt và dán nhãn các hành vi phức tạp và tinh tế của con người vào những thuật ngữ đơn giản. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể được cho là có thực trong khi trong trên thực tế thì lại không”.

Trang Minh